Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia một cách tốt nhất. Mời các bạn tham khảo.
Đáp án - Đề thi THPT Quốc gia năm 2016 - Tất cả các môn
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 tỉnh Bình Thuận
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam
TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO Năm học 2015 - 2016 | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 12 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Mã đề thi 002
Câu 1: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticodon)?
A) tARN B) rARN C) mARN D) Tất cả các loại ARN
Câu 2: Một loài có bộ NST 2n = 14. Hãy cho biết số lượng NST ở thể một nhiễm là
A) 12 B) 15 C) 13 D) 16
Câu 3: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ về
1. Chiều tổng hợp 2. Các enzim tham gia 3. Thành phần tham gia
4. Số lượng các đơn vị nhân đôi 5. Nguyên tắc nhân đôi
Các phương án đúng là:
A) 1, 2 B) 2, 3 C) 2, 4 D) 1, 5
Câu 4: Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho 2 cây (P) thuần chủng khác nhau về cả 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cây đồng hợp tử lặn về cả 2 cặp gen thu được Fa. Biết rằng không xẩy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì f = 50%, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây không phù hợp với Fa?
A) 1:2:1 B) 3:3:1:1 C) 3:1 D) 1:1:1:1
Câu 5: Ở ngô, tính trạng màu sắc hạt do 2 gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng: 241 hạt vàng: 80 hạt đỏ. Theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1 đồng hợp tử về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là
A) 3/16 B) 1/8 C) 1/6 D) 3/8
Câu 6: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Tần số hoán vị giữa A và B là 20%. Ở phép lai: , theo lí thuyết thì kiểu hình aaB-D- ở đời con chiếm tỉ lệ:
A) 75% B) 25% C) 56,25% D) 3,75%
Câu 7: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A) Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại aa
B) Với 3 loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại bộ ba mã hóa aa
C) Tính phổ biến của mã di truyền có nghĩa là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền
D) Ở sinh vật nhân thực, codon 3'AUG5' có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin
Câu 8: Phương pháp lai và phân tích con lai của Menden gồm các bước sau:
- Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết khoa học
- Lai các dòng thuần chủng khác nhau bởi một hay nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3
- Tạo các dòng thuần chủng khác nhau về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ
- Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết của mình
Trình tự các bước đúng:
A) 3 → 2 → 1 → 4 B) 3 → 2 → 4 → 1 C) 3 → 4 → 1 → 2 D) 1 → 3 → 2 → 4
Câu 9: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
- Bộ ba đối mã của phức hợp met-tARN gắn bổ sung với codon mở đầu trên mARN
- Tiểu vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh
- Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu
- Codon thứ nhất trên mARN gắn bổ sung với anticodon với phức hệ aa1-tARN
- Riboxom dịch đi 1 codon trên mARN theo chiều 5'-3'
- Hình thành liên kết peptit giữa aa mở đầu và aa 1
Trình tự đúng:
A) 3-1-2-4-6-5 B) 5-2-1-4-6-3 C) 1-3-2-4-6-5 D) 2-1-3-4-6-5
Câu 10: Cho các sự kiện diễn ra trong phiên mã
- ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu
- ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3'-5'
- ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3'-5'
- Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã
Trình tự đúng khi nói về quá trình phiên mã là
A) 1-2-3-4 B) 2-1-3-4 C) 2-3-1-4 D) 1-3-2-4
Câu 11: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, trong đó mỗi cặp NST đều có cấu trúc khác nhau. Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp xẩy ra trao đổi chéo tại một điểm thì số giao tử được tạo ra là
A) 26 loại B) 27 loại C) 25 loại D) 210 loại
Câu 12: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên 1 NST?
A) lặp đoạn NST B) Mất đoạn NST
C) Chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau D) Đảo đoạn NST
Câu 13: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nm?
A) Cromatit B) Vùng xếp cuộn C) Sợi nhiễm sắc D) Sợi cơ bản
Câu 14: Ở 1 loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do 1 gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên 1 NST thường, hoán vị gen đã xẩy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái. Cho giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả hai tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả hai tính trạng trên (P) thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xẩy ra đột biến? Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 là sai?
A) có 10 loại kiểu gen
B) kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất
C) kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất
D) có hai loại kiểu gen dị hợp tử về cả hai cặp gen
Câu 15: Đặc điểm nào của sự phân chia tế bào sau đây được sử dụng để giải thích quy luật di truyền Men đen?
A) Sự phân chia tâm động B) Sự phân chia NST
C) Sự tiếp hợp và bắt chéo NST D) Sự nhân đôi và phân li độc lập của NST
Câu 16: Thành phần nào sau đây không thuộc Operon Lac?
A) Gen điều hòa (R) B) Vùng vận hành (O)
C) Vùng khởi động (P) D) Các gen cấu trúc (Z,Y,A)
Câu 17: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về cơ chế gây đột biến của 5-BU?
A) A-T A-5BU G-5BU G-X B) A-T G-5BU X-5BU G-X
C) A-T G-5BU X-5BU G-X D) A-T X-5BU G-5BU G-X
Câu 18: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hoán vị gen?
A) Hoán vị gen xẩy ra do sự trao đổi chéo giữa hai cromatit không chị em của cặp NST kép tương đồng
B) Trong tế bào, số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên hoán vị gen là phổ biến
C) Hoán vị gen tạo ra vô số các biến dị đột biến cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống
D) Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen trên cùng 1 NST
Câu 19: Một người có 47 NST, NST giới tính gồm 3 chiếc trong đó có hai chiếc giống nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
A) Người này là nam, mắc hội chứng Claiphentơ
B) Người này là nam, mắc hội chứng Đao
C) Người này là nữ, mắc hội chứng Claiphentơ
D) Người này là nữ, mắc hội chứng Đao
Câu 20: Cho các nguyên nhân sau:
- Do NST đứt gãy, sau đó nối lại một cách không bình thường
- Do sự phân li không bình thường của NST, xảy ra ở kì sau của quá trình phân bào
- Do sự rối loạn quá trình trao đổi chéo xẩy ra ở kì đầu giảm phân I
- Do sự phá hủy hoặc không xuất hiện thoi phân bào
Số nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc NST là
A) 2 B) 4 C) 3 D) 1
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Mỹ Đức A, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
Đáp án mã đề 002
1 | A | 11 | B | 21 | D | 31 | A | 41 | C |
2 | C | 12 | D | 22 | A | 32 | A | 42 | C |
3 | C | 13 | C | 23 | B | 33 | A | 43 | A |
4 | B | 14 | C | 24 | C | 34 | D | 44 | B |
5 | C | 15 | D | 25 | C | 35 | B | 45 | B |
6 | D | 16 | A | 26 | A | 36 | C | 46 | B |
7 | B | 17 | A | 27 | A | 37 | A | 47 | B |
8 | A | 18 | A | 28 | B | 38 | C | 48 | D |
9 | A | 19 | A | 29 | A | 39 | A | 49 | C |
10 | B | 20 | A | 30 | D | 40 | A | 50 | D |