Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 tỉnh Cà Mau

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 tỉnh Cà Mau gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, đây là đề thi thử THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016 khối A hữu ích dành cho các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý tỉnh Bắc Ninh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CÀ MAU
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 06 trang)
ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN THI: VẬT LÍ
Ngày thi: 19 – 5 – 2016
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 132

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10–34 J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10–19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; 1 uc2 = 931,5 MeV.

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là sai về các dao động cơ?

A. Dao động duy trì có tần số tỉ lệ thuận với năng lượng cung cấp cho hệ dao động.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức khi có cộng hưởng phụ thuộc vào lực cản của môi trường.

C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 2: Phóng xạ và phân hạch hạt nhân

A. đều không phải là phản ứng hạt nhân. B. đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân.

C. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng. D. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu 3: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X nhỏ hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì

A. năng lượng liên kết của hạt nhân X nhỏ hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.

B. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.

C. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.

D. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.

Câu 4: Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Trong các đại lượng sau: li độ, biên độ, vận tốc, gia tốc thì đại lượng không thay đổi theo thời gian là

A. gia tốc. B. vận tốc. C. li độ. D. biên độ.

Câu 5: Pin quang điện biến đổi trực tiếp

A. nhiệt năng thành điện năng. B. quang năng thành điện năng.

C. cơ năng thành điện năng. D. hóa năng thành điện năng.

Câu 6: Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn

A. số nuclôn. B. số nơtron.

C. năng lượng toàn phần. D. động lượng.

Câu 7: Khi nói về các loại quang phổ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.

B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

C. Quang phổ liên tục thiếu một số vạch màu do bị chất khí (hay hơi kim loại) hấp thụ được gọi là quang phổ vạch hấp thụ của khí (hay hơi) đó.

D. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn và chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.

Câu 8: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động riêng T. Gọi Q0, I0 và U0 lần lượt là điện tích cực đại, cường độ dòng điện cực đại và hiệu điện thế cực đại trong mạch. Biểu thức nào sau đây là không đúng?

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 tỉnh Cà Mau

Câu 9: Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm

A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 4 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 4 lần.

Câu 10: Một đoạn mạch điện AB gồm điện trở thuần R = 30 Ω, cuộn dây có điện trở r = 10 Ω và độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được ghép nối tiếp theo thứ tự đó. Đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 120 V và tần số f không đổi. Điều chỉnh giá trị C để điện áp hiệu dụng giữa hai điểm M, B cực tiểu (M là điểm nối R và cuộn dây). Giá trị cực tiểu này bằng

A. 120 V. B. 90 V. C. 60 V. D. 30 V

Câu 11: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:

A. tia hồng ngoại, ánh sáng vàng, tia X, tia tử ngoại.

B. ánh sáng vàng, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.

C. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng vàng, tia hồng ngoại.

D. tia hồng ngoại, ánh sáng vàng, tia tử ngoại, tia X.

Câu 12: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch; i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 tỉnh Cà Mau

Câu 13: Khi đặt vào 2 đầu một đoạn mạch điện một điện áp u = 220cos(ωt - π/6) (V) thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức i = 2√2cos(ωt + π/12) (A). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

A. P = 220√2 W. B. P = 220 W. C. P = 440√2 W. D. P = 440 W.

Câu 14: Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L và tụ điện có điện dung C đều thay đổi được. Khi L = L1 và C = C1 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng λ. Khi L = 3L1 và C = C2 thì mạch cũng thu được sóng điện từ có bước sóng λ. Nếu L = 2L1 và C = C1 + 3C2 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng là

A. 3λ. B. 4λ. C. λ. D. 2λ.

Câu 15: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = Acos(20πt - πx) cm (với x tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trong môi trường là

A. 10 cm/s. B. 20π cm/s. C. 20 cm/s. D. 10π cm/s.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016

1

A

11

C

21

B

31

A

41

A

2

D

12

C

22

A

32

C

42

B

3

D

13

B

23

D

33

C

43

B

4

D

14

D

24

A

34

A

44

C

5

B

15

C

25

A

35

D

45

B

6

B

16

D

26

D

36

A

46

B

7

D

17

A

27

C

37

B

47

B

8

D

18

B

28

C

38

A

48

C

9

B

19

C

29

C

39

D

49

C

10

D

20

A

30

B

40

C

50

A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lý khối A

    Xem thêm