Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Chuyên Thái Nguyên (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý (Vật lí) năm 2016 trường THPT Chuyên Thái Nguyên (Lần 2) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Lý hữu ích, dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn củng cố và nâng cao kỹ năng làm bài môn Lý. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Nguyễn Đức Mậu, Nghệ An

SỞ GD – ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

(Đề thi gồm 06 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - LẦN 2

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: Vật lí

Thời gian làm bài: 90 phút.

(Không kể thời gian giao đề)

Mã đề thi 132

Cho biết: độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; khối lượng của êlectrôn me = 9,1.10-31 kg; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; 1 eV = 1,6.10-19 J; g = 10 m/s2

Câu 1: Cho hai máy biến áp lý tưởng, các cuộn dây sơ cấp có cùng số vòng dây, nhưng các cuộn thứ cấp có số vòng dây khác nhau. Khi lần lượt đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của hai máy thì tỉ số giữa điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở và hai đầu cuộn sơ cấp của mỗi máy tương ứng là 1,5 và 1,8. Khi thay đổi số vòng dây cuộn sơ cấp của mỗi máy đi 20 vòng dây rồi lặp lại thí nghiệm thì tỉ số điện áp nói trên của 2 máy là như nhau. Số vòng dây của cuộn sơ cấp của mỗi máy ban đầu là:

A. 440 vòng B. 120 vòng C. 250 vòng D. 220 vòng

Câu 2: Một mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp có C = (ω2L)-1 được nối với nguồn xoay chiều có U0 xác định. Nếu ta tăng dần giá trị của C thì:

A. công suất của mạch không đổi B. công suất của mạch tăng lên rồi giảm
C. công suất của mạch giảm D. công suất của mạch tăng

Câu 3: Đặt điện áp u = 400cos100t (u tính bằng V, t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần 50 mắc nối tiếp với đoạn mạch X. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch là 2A;Biết ở thời điểm t, điện áp tức thời giữa hai đầu AB có giá trị 400 V; ở thời điểm (s), cường độ dòng điện tức thời qua đoạn mạch bằng không và đang giảm. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch X là:

A. 400 W B. 200 W C. 160 W D. 100 W

Câu 3: Đặt điện áp u = 400cos100t (u tính bằng V, t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần 50 mắc nối tiếp với đoạn mạch X. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch là 2A;Biết ở thời điểm t, điện áp tức thời giữa hai đầu AB có giá trị 400 V; ở thời điểm t + 1/400(s), cường độ dòng điện tức thời qua đoạn mạch bằng không và đang giảm. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch X là:

A. 400 W B. 200 W C. 160 W D. 100 W

Câu 4: Trong mạch điện dao động điện từ gồm cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C1 mắc song song với C2. Với C1 = 2C2 = 6μF. Tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây bằng một nửa dòng điện cực đại trong mạch thì điện tích của tụ C2 là q = 9√3μC. Điện áp cực đại trên tụ C1 là:

A. U01 = 6V B. U01 = 3V C. U01 = 3√2V D. U01 = 9V

Câu 5: Khi một con lắc đơn dao động, ta thấy lực căng cực đại bằng 4 lần lực căng cực tiểu. Biết chiều dài dây treo là l = 0,8m; g ≈10 m/s2. Tốc độ của quả nặng khi động năng bằng thế năng là:

A. π (m/s) B. 2π/3 (m/s) C. 1(m/s) D. 2 (m/s)

Câu 6: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng 250 g mang điện tích 10-7 C được treo vào sợi dây mảnh cách điện có chiều dài 90 cm trong điện trường đều nằm ngang có cường độ E = 2.106 V/m. Khi quả cầu đang nằm yên ở vị trí cân bằng, người ta đột ngột đổi chiều điện trường thì con lắc dao động điều hòa. Tốc độ cực đại của quả cầu sau khi đổi chiều điện trường có giá trị gần bằng:

A. 24 cm/s B. 55 cm/s C. 48 cm/s D. 40 cm/s

Câu 7: Chiếu bức xạ có bước sóng 0,5μm vào một tấm kim loại có công thoát 1,8 eV. Dùng màn chắn tách một chùm hẹp các electron quang điện và cho nó bay vào một điện trường từ A đến B sao cho UAB = − 10,8 V. Vận tốc nhỏ nhất và lớn nhất của electron khi tới B lần lượt là:

A. 1949.103 m/s và 2009.103 m/s B. 1875.103 m/s và 1887.103 m/s
C. 18,57.105 m/s và 19.105 m/s D. 16,75.105 m/s và 18.105 m/s

Câu 8: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự truyền của sóng cơ học?

A. Tần số dao động của một sóng không thay đổi khi truyền đi trong các môi trường khác nhau
B. Tần số dao động của sóng tại một điểm luôn bằng tần số dao động của nguồn sóng
C. Khi truyền trong một môi trường thì bước sóng tỉ lệ nghịch với tần số dao động của sóng
D. Khi truyền trong một môi trường nếu tần số dao động của sóng càng lớn thì tốc độ truyền sóng càng lớn

Câu 9: Trong dao động điều hoà con lắc đơn thì phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Khi vật đến vị trí cân bằng thì lực căng dây bằng trọng lực
B. Khi vật đến vị trí cân bằng thì gia tốc của vật bằng không
C. Khi vật đến vị trí biên thì véc tơ gia tốc tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động
D. Lực căng sợi dây luôn lớn hơn hoặc bằng trọng lực

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016

1. D

2. C

3. B

4. A

5. D

6. C

7. A

8. D

9. C

10. D

11. B

12. B

13. C

14. C

15. B

16. D

17. A

18. A

19. D

20. A

21. D

22. B

23. D

24. B

25. C

26. C

27. A

28. A

29. B

30. B

31. A

32. B

33. B

34. A

35. A

36. C

37. C

38. A

39. B

40. B

41. D

42. A

43. C

44. D

45. A

46. D

47. C

48. D

49. C

50. A

Đánh giá bài viết
1 1.425
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 12

    Xem thêm