Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. Tài liệu này bao gồm đề thi và đáp án, giúp các bạn ôn tập, luyện đề nhằm chuẩn bị tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long

SỞ GD – ĐT VĨNH LONG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA 2015
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu I: (2,0 điểm)

  1. Trình bày đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc. Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam?
  2. Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ số dân thành thị của nước ta qua các năm. Giải thích nguyên nhân.

Câu II: (2,0 điểm)

  1. Cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch như thế nào? Tại sao có sự chuyển dịch đó?
  2. Tại sao việc bảo vệ chủ quyền một hòn đảo dù rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn?

Câu III: (3,0 điểm)

  1. Kể tên, qui mô của các trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước?
  2. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi gì để phát triển nghề cá? Tại sao vấn đề khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu IV: (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012. (Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

2000

129087,9

101043,7

24907,6

3136,6

2005

183213,6

134754,5

45096,8

3362,3

2010

540162,8

396733,7

135137,1

8292,0

2012

746479,9

533189,1

200849,8

12441,0

  1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 – 2012.
  2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 - 2012.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu I: (2,0 điểm)

1. Đặc điểm khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc và nguyên nhân

  • Đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. (0,25đ)
    • Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có 2-3 tháng lạnh nhiệt độ < 180C. (0,25đ)
    • Biên độ nhiệt trung bình năm lớn, có 2 mùa: mùa đông và mùa hạ. (0,25đ)
  • Nguyên nhân làm thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc – Nam :
    • Do lãnh thổ nước ta kéo dài trên 15 vĩ độ, tác động của gió mùa Đông Bắc và bức chắn địa hình. (0,25đ)

2 .Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nguyên nhân

  • Từ 1960 đến 2007, số dân thành thị nước ta chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu dân số và có xu hướng tăng (Dẫn chứng). (0,25đ)
  • Nguyên nhân:
    • Do dân số nước ta đông và tăng nhanh. (0,25đ)
    • Do tác động của quá trình CNH, HĐH. (0,25đ)
    • Do chính sách của nhà nước,... (0,25đ)

Câu II: (2,0 điểm)

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và nguyên nhân

Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng:

  • Tăng tỉ trọng của khu vực II, giảm tỉ trọng của khu vực I, tỉ trọng của khu vực III khá cao nhưng chưa ổn định (Dẫn chứng). (Nếu thí sinh không dẫn chứng số liệu trừ 0,25 điểm) (0,5đ)
  • Nguyên nhân: Do tác động của cuộc cách mạng KHKT, tác động của công cuộc đổi mới và quá trình CNH, HĐH, quốc tế hóa...

2. Ý nghĩa bảo vệ chủ quyền hòn đảo...... (0,5đ)

  • Đảo dù nhỏ vẫn là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. (0,25đ)
  • Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương. (0,25đ)
  • Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo, quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. (0,25đ)
  • Là cơ sở để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. (0,25đ)

Câu III: (3,0 điểm)

1. Các TTCN ở ĐNB và giải thích về giá trị sản xuất công nghiệp của ĐNB

* Các TTCN ở ĐNB và qui mô: (0,5đ)

  • TP. Hồ Chí Minh – Rất lớn
  • Thủ Dầu Một – lớn
  • Biên Hòa – lớn
  • Bà Rịa Vũng Tàu – lớn

* ĐNB là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước vì:

  • Có vị trí địa lí thuận lợi giao thương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (0,25đ)
  • Có trữ lượng lớn về dầu khí. Ngoài ra còn có tiềm năng về thủy điện, tài nguyên rừng, thủy sản,... là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước. (0,25đ)
  • Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. (0,25đ)
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt hơn các vùng khác. Có TP. HCM – trung tâm kinh tế lớn nhất nước, vốn đầu tư lớn và có đường lối phát triển năng động. (0,25đ)

2. Điều kiện phát triển nghề cá ở DHNTB.....

  • Điều kiện phát triển nghề cá:
    • Các tỉnh đều giáp biển, ven bờ có nhiều bãi cá, bãi tôm, có 2 ngư trường lớn là ngư trường Hoàng Sa – Trường sa và ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu. (0,25đ)
    • Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. (0,25đ)
    • Hoạt động chế biến thủy sản đa dạng, phong phú. (0,25đ)
    • Người dân có kinh nghiệm, nhu cầu thị trường lớn... (0,25đ)
  • Vấn đề khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá vì:
    • Nghề cá ở DHNTB đóng góp rất lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng và giải quyết việc làm cho người lao động. (0,25đ)
    • Nguồn lợi thủy sản hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt, nhất là nguồn lợi ven bờ do đánh bắt quá mức và phương pháp đánh bắt có tính chất hủy diệt, do ô nhiễm môi trường. (0,25đ)

Câu IV: (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ (2,0đ)

- Xử lý số liệu (0,5đ)

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012 (Đơn vị: %)

Năm

Tổng số

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

2000

100

78,3

19,3

2,4

2005

100

73,6

24,6

1,8

2010

100

73,4

25,0

1,6

2012

100

71,4

26,8

1,8

- Vẽ biểu đồ miền, chính xác, rõ, đẹp; có đầy đủ kí hiệu, tên biểu đồ (nếu thiếu hoặc sai mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm)

2. Nhận xét và giải thích

  • Nhận xét: (0,5đ)
    • Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành của nước ta có sự thay đổi: ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp có sự dao động nhẹ (dẫn chứng).
  • Giải thích:
    • Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm do đây là ngành sản xuất truyền thống dựa trên nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng giảm là do có tốc độ tăng chậm hơn ngành chăn nuôi. (0,25đ)
    • Tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng lớn và có xu hướng tăng là do ngành chăn nuôi đã được coi là ngành chính, dựa trên nguồn thức ăn, giống, cơ sở vật chất, thị trường. Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ và có biến động do nước ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, cơ cấu hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn đơn giản. (0,25đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm