Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Thuận

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Thuận là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án đi kèm. VnDoc.com đã sưu tầm và chia sẻ tới các thầy cô và các bạn học sinh làm tài liệu luyện thi. Chúc các bạn thi tốt.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý tỉnh Bắc Giang

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN THI: ĐỊA LÝ
(Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu I (1.5 điểm): Anh/ chị hãy phân tích hậu quả của việc gia tăng dân số của nước ta hiện nay?

Câu II (3.5 điểm): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, anh/chị hãy:

  1. Nêu đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam?
  2. Kể tên các cánh cung của vùng núi Đông Bắc nước ta?
  3. Giải thích tại sao vùng Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất nước?

Câu III (2.0 điểm): Anh/chị hãy phân tích việc khai thác tổng hợp và bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo ở nước ta?

Câu IV (4.0 điểm): Thực hành

Cho bảng số liệu: Số lượt khách quốc tế, nội địa và doanh thu từ du lịch của nước ta

Năm

Tiêu chí

1995

1997

1998

2000

2005

Khách quốc tế (triệu lượt)

1.4

1.7

1.5

2.1

3.5

Khách nội địa (triệu lượt)

5.5

8.5

9.6

11.2

16.0

Doanh thu (nghìn tỉ đồng)

8.0

10.0

14.0

17.0

30.0

  1. Anh/chị hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượt khách quốc tế, nội địa và doanh thu từ du lịch của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2005?
  2. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng đó?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu I (1.5 điểm)

Hậu quả của việc gia tăng dân số nước ta hiện nay:

Dân số tăng nhanh gây sức ép lớn đến chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế.

a. Đối với chất lượng cuộc sống:

  • Thu nhập bình quân đầu người thấp, ảnh hưởng đến chất lượng y tế, giáo dục.
  • Ảnh hưởng đến các vấn đề về xã hội: việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội.....

b. Đối với tài nguyên môi trường:

  • Nhu cầu khai thác tài nguyên tăng → nguồn tài nguyên cạn kiệt.
  • Gây ô nhiễm môi trường

c. Đối với phát triển kinh tế:

  • Thiếu vốn đầu tư sản xuất, đào tạo nhân lực, hạn chế tốc độ tăng trưởng.
  • Hạn chế việc sử dụng hợp lý lao động và giải quyết việc làm → chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu II (3.5 điểm)

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học:

1. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam:

  • Đất nước nhiều đồi núi.
  • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
  • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

2. Tên các cánh cung vùng núi Đông Bắc:

  • Ngân Sơn
  • Bắc Sơn
  • Đông Triều
  • Sông Gâm

3. Giải thích vùng ĐNB có mức độ tập trung công nghiệp cao:

  • Có vị trí địa lý thuận lợi: giáp ĐBSCL, Tây Nguyên, DHNTB, Campuchia, biển Đông, tạo điều kiện giao lưu với các vùng trong nước và thế giới.
  • Có nguồn tài nguyên phong phú: dầu mỏ, khí đốt, nguồn nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp cho công nghiệp phát triển.
  • Có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động kỹ thuật đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật vào loại tốt nhất cả nước, có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn nhất so với các vùng khác.

Câu III (2.0 điểm)

Phân tích việc khai thác tổng hợp và bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo ở nước ta:

a. Khai thác tài nguyên sinh vật biển:

  • Nguồn lợi thủy sản phong phú, sản lượng khai thác hàng năm cao, nhiều ngư trường lớn trong đó có 4 ngư trưởng trọng điểm.
  • Tuy nhiên cần tránh khai thác quá mức, ngăn chặn cách đánh bắt làm tổn hại đến nguồn lợi thủy sản.

b. Khai thác tài nguyên khoáng sản vùng thềm lục địa:

  • Khai thác dầu khí: ngày càng đẩy mạnh thăm dò, khai thác với quy mô ngày càng lớn.
  • Ngoài ra còn khai thách khoáng sản khác như cát biển, muối biển, titan.

c. Phát triển du lịch biển:

  • Đây là một trong những nguồn đóng góp khá lớn vào kinh tế đất nước trong những năm gần đây. Các trung tâm du lịch biển được nâng cấp, nhiều bãi tắm đẹp mới được khai thác: Nha Trang, Non Nước, Ninh Chữ....
  • Cần chú ý bảo vệ cảnh quan môi trường, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác du lịch lâu dài.

d. Phát triển GTVT biển:

  • Có điều kiện để xây dựng cảng nước sâu, mở cửa nền kinh tế: Cái Lân, Nghi Sơn, Dung Quất... Cải tạo các cảng hiện có như Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng...
  • Đối với các đảo: Cần phát triển các tuyến hàng hải nối với đất liền, xây dựng cầu cảng, trạm viễn thông...

Câu IV (4.0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ

a. Xử lý số liệu (Đơn vị: %)

Tiêu chí

1995

1997

1998

2000

2005

Khách quốc tế

100

124.4

107.1

150.0

250.0

Khách nội địa

100

154.5

174.5

203.6

290.9

Doanh thu

100

125.0

175.0

212.5

378.8

b. Vẽ biểu đồ

  • Biểu đồ thích hợp: biểu đồ chùm đường.
  • Chính xác về khoảng cách năm.
  • Có chú giải và tên biểu đồ.
  • Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.

2. Nhận xét và giải thích

a. Nhận xét

  • Du lịch nước ta có tốc độ tăng trưởng khá nhanh
  • Tuy nhiên, các tiêu chí có tốc độ tăng khác nhau:
    • Tăng nhanh nhất là doanh thu từ du lịch (tăng 3.8 lần).
    • Tiếp theo là khách nội địa (tăng 2.9 lần).
    • Khách quốc tế tăng 2.5 lần.

b. Giải thích

  • Du lịch của nước ta phát triển nhanh nhờ kết quả của công cuộc đổi mới, VN là điểm đến an toàn, thân thiện với tiềm năng du lịch đã và đang được khai thác nên có sức hút mạnh du khách quốc tế và khách nội địa.
  • Đời sống của bộ phận nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch tăng mạng nên số khách nội địa liên tục tăng.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm