Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 2) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải với 50 câu hỏi trắc nghiệm làm trong thời gian 90 phút cùng đáp án đi kèm. Hy vọng đây là tài liệu ôn tập Vật Lý lớp 12, luyện thi Đại học khối A, ôn thi THPT Quốc gia 2016 hữu ích dành cho các bạn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 2)

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

(Đề thi gồm 05 trang)

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2016

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 90 phút.

Mã đề thi 104

Câu 1: Dòng điện xoay chiều i = 6cos100πt (A) có cường độ hiệu dụng là

A. 3√2 (A). B. 3 (A). C. 6√2 (A). D. 6 (A).

Câu 2: Sự phát sáng của bóng đèn compact dựa trên ứng dụng của hiện tượng:

A. nhiệt điện. B. quang điện trong. C. quang – phát quang. D. quang điện ngoài.

Câu 3: Ở Việt Nam, tần số của dòng điện trong mạng điện dân dụng một pha là:

A. 60√2 Hz. B. 60 Hz. C. 50 Hz. D. 50√2 Hz.

Câu 4: Tại nơi có g = 9,8 m/s2, một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1 m, khối lượng vật nặng 100g đang dao động điều hòa với biên độ góc 0,1 rad. Ở vị trí có li độ góc 0,05 rad, vật nhỏ của con lắc có động năng là:

A. 3,675 J. B. 3,675 mJ. C. 4,9 mJ. D. 4,9 J.

Câu 5: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = Acos(20πt - πx) (cm), với t tính bằng s. Chu kì của sóng này bằng

A. 2π s. B. 0,1π s. C. 0,1 s. D. 0,2π s.

Câu 6: Đặt điện áp u = Uocos100πt (t tính bằng s) vào hai đầu một cuộn dây có hệ số tự cảm 1/2π H. Cảm kháng của cuộn dây là

A. 150 Ω. B. 50 Ω. C. 100 Ω. D. 200 Ω.

Câu 7: Một sợi dây đàn hồi được căng ngang có hai đầu cố định, chiều dài dây là 60 cm. Trên dây đang có sóng dừng với 4 nút sóng (kể cả 2 nút sóng ở hai đầu dây). Tần số sóng là 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 10 m/s. B. 20 m/s. C. 40 m/s. D. 80 m/s.

Câu 8: Một nguồn sáng gồm có 4 bức xạ λ1 = 0,3 μm, λ2 = 0,45 μm, λ3 = 0,72 μm, λ4 = 0,78 μm. Đặt nguồn này ở trước ống trực chuẩn của một máy quang phổ thì trên buồng ảnh của máy ta thấy

A. 2 vạch sáng có 2 màu riêng biệt. B. một vạch sáng có màu tổng hợp từ 4 màu.

C. một dải sáng liên tục gồm 4 màu. D. 4 vạch sáng có 4 màu riêng biệt.

Câu 9: Quang phổ liên lục phát ra bởi hai vật khác nhau thì

A. hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ.

B. hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.

C. giống nhau, nếu mỗi vật có một nhiệt độ phù hợp.

D. giống nhau, nếu chúng có cùng nhiệt độ.

Câu 10: Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là:

A. Năng lượng âm. B. Độ to của âm. C. Cường độ âm. D. Mức cường độ âm.

Câu 11: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acosωt. Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Thế năng cực đại của con lắc là:

A. mω2A2. B. 1/2 mω2A2. C. mωA2. D. 1/2 mωA2.

Câu 12: Các phản ứng hạt nhân không tuân thủ theo định luật nào sau đây?

A. Bảo toàn khối lượng B. Bảo toàn động lượng

C. Bảo toàn điện tích D. Bảo toàn năng lượng toàn phần

Câu 13: Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn là một thiên tài Piano được cả thế giới công nhận, tuy nhiên trong các buổi biểu diễn của mình, anh vẫn không thể điều khiển được

A. Độ cao của âm do cây đàn phát ra. B. Độ to của âm do cây đàn phát ra.

C. Cường độ âm của âm do cây đàn phát ra. D. Âm sắc do cây đàn phát ra.

Câu 14: Đặt điện áp u = 200√2cos(100πt - π/3) (V) vào hai đầu một đoạn mạch điện gồm điện trở thuần R = 100√3 Ω, tụ điện C = 10-4/2π F và cuộn thuần cảm mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là: i = √2cos(100πt - π/6) (A). Độ tự cảm của cuộn dây là:

A. 1/2π H. B. 1/π H. C. √3/2π H. D. √3/π H.

Câu 15: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt Y bé hơn của hạt X thì:

A. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.

B. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân X và hạt nhân Y bằng nhau.

C. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.

D. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân X lớn hơn hạt nhân Y.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

1

A

11

B

21

D

31

B

41

B

2

C

12

A

22

A

32

C

42

C

3

C

13

D

23

C

33

A

43

A

4

B

14

B

24

A

34

A

44

D

5

C

15

C

25

B

35

D

45

A

6

B

16

B

26

D

36

C

46

B

7

C

17

B

27

C

37

D

47

B

8

A

18

A

28

D

38

A

48

B

9

D

19

D

29

B

39

D

49

C

10

C

20

D

30

A

40

D

50

C

Đánh giá bài viết
1 489
Sắp xếp theo

    Môn Lý khối A

    Xem thêm