Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Nam Khoái Châu, Hưng Yên (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Nam Khoái Châu, Hưng Yên (Lần 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Vật lý hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016, ôn thi Đại học, Cao đẳng khối A. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Triệu Sơn 2, Thanh Hóa (Lần 2)

Bộ 10 đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016

TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU

Bộ môn Vật Lý

------------------------------

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA - LẦN 1

Năm học: 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề)

(Đề gồm 50 câu trắc nghiệm)

Mã đề: 159

Câu 1: Một sóng có tần số 500 Hz, có tốc độ lan truyền 350 m/s. Hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng phải cách nhau gần nhất một khoảng là bao nhiêu để giữa chúng có độ lệch pha bằng π/3 rad?

A. 0,233 m. B. 4,285 m. C. 0,476 m. D. 0,117 m.

Câu 2: Hai vật dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox sao cho không va chạm vào nhau trong quá trình dao động. Vị trí cân bằng của hai vật đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Biết phương trình dao động của hai vật lần lượt là x1 = 4cos(4πt + π/3) cm và x2 = 4√2 cos(4πt + π/12) cm. Tính từ thời điểm t1 = 1/24 s đến thời điểm t2 = 1/3 s thì thời gian mà khoảng cáchgiữa hai vật theo phương Ox không nhỏ hơn 2√3cm là bao nhiêu?

A. 1/8 s. B. 1/12 s. C. 1/9 s. D. 1/6 s.

Câu 3: Phân biệt sóng ngang và sóng dọc dựa vào:

A. Vận tốc truyền sóng và bước sóng

B. Phươngdao động và vận tốc truyền sóng

C. Phương dao động và tần số sóng

D. Phương dao động và phương truyền sóng

Câu 4: Cho một con lắc đơn có vật nặng được tích điện dao động trong điện trường đều có phương thẳng đứng thì chu kỳ dao động nhỏ là 2,00s. Nếu đổi chiều điện trường, giữ nguyên cường độ thì chu kỳ dao động nhỏ là 3,00s. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn khi không có điện trường là :

A. 2,35s. B. 2,50s. C. 1,80s. D. 2,81s.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với chu kì T. Biết ở thời điểm t vật có li độ 5cm, ở thời điểm t + T/4 vật có tốc độ 50cm/s. Giá trị của m bằng:

A. 0,5 kg B. 1,0 kg C. 0,8 kg D. 1,2 kg

Câu 6: Vật dao động điều hòa có vận tốc cực đại bằng 3m/s và gia tốc cực đại bằng 30π (m/s2). Thời điểm ban đầu vật có vận tốc 1,5m/s và thế năng đang tăng. Hỏi vào thời điểm nào sau đây vật có gia tốc bằng 15π (m/s2):

A. 0,10s; B. 0,20s C. 0,05s D. 0,15s

Câu 7: Một chất điểm dao động dọc theo trục Ox với phương trình: x = 20cos5t (cm;s). Vận tốc của chất điểm khi đi qua vị trí cân bằng là:

A. 10m/s B. 10cm/s C. 1cm/s D. 1m/s

Câu 8: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kì 0,4 s. Khi vật ở vị trí cân bằng, lò xo dài 44 cm. Lấy g = π2 (m/s2). Chiều dài tự nhiên của lò xo là:

A. 42cm. B. 40cm. C. 36cm. D. 38cm.

Câu 9: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Tần số dao động của vật là:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Câu 10: Một chất điểm dao động điều hoà không ma sát dọc theo trục Ox. Biết rằng trong quá trình khảo sát chất điểm chưa đổi chiều chuyển động. Khi vừa rời khỏi vị trí cân bằng một đoạn s thì động năng của chất điểm là 13,95 mJ. Đi tiếp một đoạn s nữa thì động năng của chất điểm chỉ còn 12,60 mJ. Nếu chất điểm đi thêm một đoạn s nữa thì động năng của nó khi đó là:

A. 10,35 mJ. B. 8,95 mJ C. 11,25 mJ. D. 6,68 mJ.

Câu 11: Hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là x1 = 5cos(2πt - 0,35π) (cm) và x2 = 10cos(2πt+ 0,5π) (cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn là:

A. 0,15 π B. 0,5 π C. 0,85 π D. 0,35 π

Câu 12: Một con lắc đơn có chiều dài 121 cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động của con lắc là:

A. 1s B. 2,2s C. 2s D. 0,5s

Câu 13: Tìm câu sai về sóng cơ:

A. Chu kì, tần số sóng là chu kì, tần số của mọi phần tử dao động trong môi trường.

B. Bước sóng là khoảng cách theo phương truyền sóng giữa hai điểm cùng pha dao động liên tiếp

C. Sóng truyền được trong chân không

D. Có tính tuần hoàn theo không gian

Câu 14: Con lắc lò xo có độ cứng k, chiều dài l, một đầu gắn cố định, một đầu gắn vào vật có khối lượng m. Kích thích cho lò xo dao động điều hoà với biên độ A = l/2 trên mặt phẳng ngang không ma sát. Khi lò xo đang dao động và bị dãn cực đại, tiến hành giữ chặt lò xo tại vị trí cách vật 1 đoạn l, khi đó tốc độ dao động cực đại của vật là:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016

Câu 15: Một vật khối lượng m = 100 g dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(2π.t + φ) cm, t tính bằng s. Hình chiếu lên trục Ox của hợp lực tác dụng lên vật có biểu thức:

A. Fx = 0,4cos(2π.t + φ) N. B. Fx = −0,4cos(2π.t + φ) N.

C. Fx = −0,4sin(2π.t + φ) N. D. Fx = 0,4sin(2π.t + φ) N.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Đáp án mã đề 159

1

D

11

C

21

C

31

A

41

C

2

A

12

B

22

C

32

C

42

C

3

D

13

C

23

C

33

D

43

A

4

A

14

A

24

D

34

A

44

C

5

B

15

B

25

B

35

D

45

D

6

D

16

B

26

B

36

B

46

A

7

D

17

C

27

A

37

B

47

A

8

B

18

C

28

C

38

B

48

A

9

B

19

A

29

D

39

B

49

D

10

A

20

A

30

D

40

B

50

D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lý khối A

    Xem thêm