Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung đề thi bám sát chương trình học, cấu trúc trình bày rõ ràng và khoa học. Thông qua đề thi các bạn sẽ nắm vững nội dung kiến thức môn học, rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn ôn thi thật tốt!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Hoàng Mai 2, Nghệ An

SỞ GD&ĐT TPHCM

CỤM 5 CM THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 05 trang)

ĐỀ LUYỆN TẬP THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi: Khoa học xã hội – Môn: Địa lý

Thời gian làm bài 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Mã đề thi: 001

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: .........................................; Số báo danh: .....................
Chữ ký của cán bộ coi thi 1: .........................; Chữ ký của cán bộ coi thi 2: ................

Câu 1: Hiện nay điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta phát triển là

A. giống gia súc cho năng suất cao. B. khí hậu nhiệt đới ẩm.
C. cơ sở thức ăn được đảm bảo. D. ít dịch bệnh.

Câu 2: Vùng nào sau đây dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp?

A. Vùng đồng bằng sông Cửu Long. B. Vùng đồng bằng sông Hồng.
C. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ. D. Vùng Đông Nam Bộ.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư nước ta?

A. Tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử cao, tỷ suất gia tăng tự nhiên cao.
B. Dân số nước ta còn tăng nhanh.
C. Nước ta có kết cấu dân số trẻ nhưng có biến đổi nhanh chóng.
D. Nước ta có dân số đông.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết thị trường nào sau đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay?

A. Nhật Bản, Hoa Kì, Pháp. B. Đức, Anh, Pháp.
C. Nhật Bản, Hoa Kì, Trung Quốc. D. Các nước Đông Nam Á, Liên Bang Nga.

Câu 5: Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô là do ảnh hưởng của

A. dãy núi Hoành Sơn kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa.
B. dãy núi Trường Sơn kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa.
C. dãy núi Bạch Mã kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa.
D. dãy núi Hoàng Liên Sơn kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa.

Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết tỉnh nào dưới đây có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?

A. Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Tuyên Quang.
B. Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn.
C. Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Sơn La.
D. Thái Nguyên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa.

Câu 7: Khẳng định nào sau đây không đúng về vai trò và ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta?

A. Đẩy mạnh công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
B. Là cơ sở để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.
C. Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
D. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Câu 8: Gió tín phong nửa cầu Bắc chiếm ưu thế từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào Nam trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có hướng

A. Tây Bắc. B. Tây Nam. C. Đông Nam. D. Đông Bắc.

Câu 9: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa đến nền kinh tế nước ta là

A. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. tạo thu nhập cho người dân.
C. tạo việc làm cho người lao động. D. tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Câu 10: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG Ở NƢỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1998 - 2014

Năm

1998

2006

210

2014

Diện tích nuôi trồng (nghìn ha)

525

977

1053

1056

Sản lượng (nghìn tấn)

425

1694

2728

3413

(Nguồn: Niên giám Thống Kê Việt Nam năm 2014)

Để thể hiện diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ kết hợp. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ đường.

Câu 11: Cho biểu đồ:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014.
C. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014.
D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta là

A. chủ yếu là địa hình cao nguyên.
B. địa hình bán bình nguyên chiếm phần lớn diện tích.
C. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.
D. địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ.

Câu 13: Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn là

A. có nguồn nước dồi dào.
B. có đất bazan tập trung thành vùng lớn.
C. có khí hậu phân hóa theo độ cao.
D. có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa mưa, khô rõ rệt.

Câu 14: Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp nước ta là

A. cơ sở vật chất kĩ thuận còn hạn chế, nhất là việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
B. mạng lưới cơ sở chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cây công nghiệp.
C. khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp không còn nhiều.
D. thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường khó tính.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, xác định trung tâm du lịch nào là trung tâm du lịch quốc gia của nước ta?

A. Nha Trang, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng.
B. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hạ Long.
C. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng.
D. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 16: Vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh để phát triển

A. chăn nuôi gia súc lớn. B. chăn nuôi gia cầm.
C. cây lương thực và chăn nuôi lợn. D. cây công nghiệp hàng năm.

Câu 17: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nước ta là

A. tàu thuyển được trang bị tốt hơn.
B. nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt.
C. chính sách khuyến khích phát triển ngư nghiệp của nhà nước.
D. nước ta có vùng biển rộng, diện tích mặt nước lớn.

Câu 18: Vùng có năng suất lúa lớn nhất nước ta là

A. đồng bằng sông Cửu Long. B. đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
C. đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ. D. đồng bằng sông Hồng.

Câu 19: Trong cơ cấu cây công nghiệp của nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới vì

A. sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta.
B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng cây công nghiệp.
D. nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm.

Câu 20: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?

A. Luyện kim. B. Năng lượng.
C. Hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng. D. Cơ khí - điện tử.

Câu 21: Cho bảng số liệu sau:

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2014

Chỉ tiêu

2005

2014

Quy mô (nghìn người)

42 774,9

52 744,5

Cơ cấu (%)

100

100

- Nông - lâm - thủy sản

- Công nghiệp - xây dựng

- Dịch vụ

55,1

17,6

27,3

46,3

21,4

32,3

(Nguồn: Niên giám Thống Kê Việt Nam năm 2014)

Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta giai đoạn 2005 – 2014?

A. Tổng số lao động đang làm việc của nước ta có xu hướng tăng.
B. Khu vực công nghiệp xây dựng đứng thứ 2 về tỉ trọng và có xu hướng tăng.
C. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đang có xu hướng tăng.
D. Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm.

Câu 22: Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN THEO LOẠI HÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014

(Đơn vị: nghìn tấn)

Loại hình

2000

2014

Đường sắt

6 258,5

7 148,9

Đường bộ

144 571,8

821 700

Đường biển

15 552,5

58 900

Đường sông

57 395,3

190 600

(Nguồn: Niên giám Thống Kê Việt Nam năm 2014)

Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, hãy cho biết loại hình giao thông vận tải nào có tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014 ở nước ta?

A. Đường bộ. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường biển.

Câu 23: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi là do

A. bờ biển có nhiều vũng, vịnh, mực nước sâu, hiện tượng sa bồi ít.
B. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.
C. có nhiều đầm phá.
D. có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu vận tải lớn.

Câu 24: Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là do vị trí

A. nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. nằm trong khu vực ASEAN.
C. nằm gần ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.
D. ở nơi giao thoa giữa nhiều vành đai khoáng sản.

Câu 25: Sản lượng điện nước ta trong những năm gần đây tăng rất nhanh chủ yếu là do

A. nhu cầu điện để xuất khẩu tăng.
B. nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện đi vào hoạt động.
C. nguồn điện nhập khẩu tăng nhanh.
D. nhu cầu điện với sản xuất tăng.

Câu 26: Phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là

A. vùng đặc quyền kinh tế. B. nội thủy.
C. thềm lục địa. D. vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 27: Vùng nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta?

A. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ. B. Vùng Đông Nam Bộ.
C. Vùng đồng bằng sông Hồng. D. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 28: Vùng nào sau đây có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta?

A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Vùng Tây Nguyên.
C. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ. D. Vùng Đông Nam Bộ.

Câu 29: Khó khăn về tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là

A. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. B. bão và áp thấp nhiệt đới.
C. cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn. D. đất bị bạc màu.

Câu 30: Diện tích rừng của nước ta trong những năm gần đây có xu hướng tăng là do

A. diện tích rừng giàu tăng nhanh.
B. việc hạn chế chuyển đất rừng thành đất trồng cây công nghiệp.
C. diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên tăng.
D. độ phì và chất lượng đất này được duy trì.

Câu 31: Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở vùng Đông Nam Bộ là

A. tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng.
B. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.
C. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
D. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.

Câu 32: Cho biểu đồ:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2014 (Đơn vị: %)

Căn cứ vào biểu đồ hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta trong giai đoạn 2005 – 2014.

A. Dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất thấp.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra chủ yếu giữa hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi.
C. Chăn nuôi có xu hướng tăng tỷ trọng và đã trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất.
D. Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm.

Câu 33: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đẩy mạnh khai thác nguồn lợi thủy sản khi lũ về.
B. Lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn.
C. Làm thủy lợi để có nước ngọt vào mùa khô rửa phèn, rửa mặn cho đất.
D. Khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Câu 34: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 – 120 nghìn tỷ đồng?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đà Nẵng.
B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ.
C. Thủ Dầu Một, Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu.
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ, Thủ Dầu Một.

Câu 35: Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào

A. đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua. B. chế độ mưa theo mùa.
C. độ dài của các con sông. D. hướng dòng chảy.

Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tuyến đường bộ nào sau đây là quan trọng nhất ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Quốc lộ 2 và quốc lộ 6. B. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18.
C. Quốc lộ 51 và quốc lộ 13. D. Quốc lộ 7 và quốc lộ 14.

Câu 37: Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?

A. Vùng đồng bằng sông Hồng. B. Vùng Đông Nam Bộ.
C. Vùng Bắc Trung Bộ. D. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 38: Dựa vào biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉ lệ dân thành thị của nước ta năm 2007 là bao nhiêu %?

A. 47,4 % B. 27,4 % C. 37,4 % D. 17,4 %

Câu 39: Ranh giới phân chia thiên nhiên nước ta thành phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam là

A. dãy Hoàng Liên Sơn. B. dãy Trường Sơn.
C. dãy Hoành Sơn. D. dãy Bạch Mã.

Câu 40: Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ ở vùng núi

A. Đông Bắc và Tây Bắc. B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

----------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến 2016

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

1, C

2, D

3, A

4, C

5, B

6, B

7, A

8, D

9, A

10, B

11, B

12, C

13, B

14, D

15, D

16, A

17, D

18, D

19, D

20, A

21, B

22, A

23, A

24, C

25, B

26, C

27, D

28, A

29, A

30, C

31, C

32, C

33, D

34, C

35, B

36, B

37, A

38, B

39, D

40, C

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm