Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk. Đề thi giúp các bạn làm quen với các dạng đề, cấu trúc, và biết được khả năng của mình khi giải đề, từ đó giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các bạn đạt được kết quả cao nhất!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh (Lần 1)

TR¬ƯỜNG THPT KRÔNG ANAKỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ:

A. 37,5%. B. 25,0%. C. 50,0%. D. 6,25%.

Câu 2. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,50DD : 0,25Dd : 0,25dd.
B. 0,32DD : 0,64Dd : 0,04dd.
C. 0,36DD : 0,48Dd : 0,16dd.
D. 0,04DD : 0,64Dd : 0,32dd.

Câu 3. Ở người bệnh galacto huyết do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố mẹ bình thường nhưng có có cô em gai bị bệnh galacto huyết. Bên phía người chồng có ông nội bị bệnh này, mẹ của người đàn ông này không mang gen bệnh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh con, xác suất để đứa con này bị galacto huyết là bao nhiêu?

A. 0,043 B. 0,083 C. 0,063 D. 0,111.

Câu 4. Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 9%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là đúng?

A. Hoán vị gen xảy ra ở bố và mẹ với tần số 40%.
B. Hoán vị gen đã xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 40%.
C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
D. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 20%.

Câu 5. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là

A. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

Câu 6. Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:

1 - Ung thư máu
2 - Hồng cầu hình liềm
3 - Bạch tạng
4 - Hội chứng Claiphentơ
5 - Dính ngón tay số 2 và 3
6 - Máu khó đông
7 - Hội chứng Tơcnơ
8 - Hội chứng Đao
9 - Mù màu
10 - hội chứng tiếng khóc mèo kêu.

Những thể đột biến nào là đột biến không liên quan đến cặp nhiễm sắc thể thường?

A. 4, 5, 6, 8. B. 4, 5, 6, 7, 9.
C. 1, 3, 7, 9. D. 1, 2, 4, 5.

Câu 7. Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có em gái bị bệnh. Bên phía người chồng có anh trai bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này có người con đầu lòng bị bệnh, họ dự định sinh đứa thứ 2, xác suất để đứa con này không bị bệnh và là nữ là bao nhiêu?

A. 5/6 B. 3/4 C. 5/8 D. 3/8

Câu 8. Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn để làm gì?

A. Chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai, tạo giống mới.
B. Tạo dòng thuần.
C. Kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần.
D. Củng cố các đặc tính quý.

Câu 9. Ở người một cặp vợ chồng mới cưới, người chồng, quá trình hình thành tinh trùng bị rối loạn phân ly của cặp NST giới tính ở giảm phân 1. Cặp vợ chồng này dự định sinh con, xác suất đứa con này mắc hội chứng Claiphento là:

A. 10%. B. 50%. C. không thể sinh con. D. 100%.

Câu 10. Năm 1953, S. Milơ thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các aa cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh

A. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất.
B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.
C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.
D. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên.

Câu 11. Ở 1 loài thực vật, khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt cây cao, hạt vàng. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có tỉ lệ 67,5% cây cao, hạt vàng, 17,5% cây thấp, hạt trắng, 7,5% cây cao, hạt trắng, 7,5% cây thấp, hạt vàng. Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 thụ phấn cho cây cây thấp, hạt trắng thì loại kiểu hình cây cao, hạt vàng ở đời con chiếm tỉ lệ:

Chọn câu trả lời đúng:

A. 67,5%. B. 15%. C. 35%. D. 25%.

Câu 12. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5'UGG3'. B. 5'UAG3' C. 5'UAX3'. D. 5'UGX3'.

Câu 13. Có bao nhiêu ví dụ về công nghệ tế bào trong các thành tựu sau đây?

(1) Tạo ra cừu Đôly.
(2) Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt.
(3) Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.
(4) Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người.

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 14. Một đứa trẻ sinh ra được xác định bị hội chứng Đao. Phát biểu nào sau đây chắc chắn là đúng?

A. Đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ.
B. Tế bào sinh dưỡng của đứa trẻ nói trên có chứa 47 nhiễm sắc thể.
C. Đứa trẻ nói trên là thể dị bội một nhiễm.
D. Bố đã bị đột biến trong quá trình tạo giao tử.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa?

A. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
B. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.
C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.
D. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể.

Câu 16. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai.
B. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.
D. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.

Câu 17. Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 14,25 % hạt tròn đỏ; 4,75 % hạt tròn trắng; 60,75 % hạt dài đỏ; 20,25 % hạt dài trắng.

Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là

A. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,7; b = 0,3.
B. A = 0,7; a = 0,3; B = 0,6; b = 0,4
C. A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5.
D. A = 0,1; a = 0,9; B = 0,5; b = 0,5.

Câu 18. Ti lệ phân li kiểu hình li 1 : 1 : 1 : 1 không thể xuất hiện trong phép lai thuộc quy luật di truyền nào sau dây?

A. Di truyền theo dòng mẹ.
B. Quy luật liên kết gen hoàn toàn
C. Quy luật phân li độc lập.
D. Quy luật tương tác gen.

Câu 19. Kỹ thuật lai tế bào có ưu điểm so với các kỹ thuật khác trong công nghệ giống cây trồng là:

A. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật.
B. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rầt khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.
C. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được
D. tao ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.

Câu 20. Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo giống nho tam bội.
(2) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp bêta-caroten trong hạt.
(3) Tạo giống bông kháng sâu hại có gen trừ sâu từ vi khuẩn.
(4) Tạo giống lúa Mộc Tuyền chín sớm, cứng cây, năng suất cao...
(5) Tạo giống "táo má hồng" giòn, thơm, ngọt.

Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:

A. (1), (4), (5) B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4).

Câu 21. Gen A dài 4080A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng

A. thêm 2 cặp nuclêôtít.
B. mất 2 cặp nuclêôtít.
C. mất 1 cặp nuclêôtít.
D. thêm 1 cặp nuclêôtít.

Câu 22. Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là

A. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm.
B. biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm.
C. biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người.
D. biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người.

Câu 23. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho KG mang 2 cặp dị hợp và 2 cặp đồng hợp là

A. 6/16. B. 6/12. C. 27/128. D. 9/64.

Câu 24. Ở người gen IA quy định máu A, gen IB quy định máu B, I0I0 quy định máu O, IAIB quy định máu AB. Một quần thể người khi đạt trạng thái cân bằng cứ 500 người có số người mang máu B dị hợp là 40 còn máu O là 5 người. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B, xác suất sinh con đầu lòng có nhóm máu O là:

A. 1/42 B. 1/256. C. 1/500. D. 1/45.

Câu 25. Trong các thành tựu dưới đây, có bao nhiêu thành tựu được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?

(1) Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protêin cao.
(2) Vi khuẩn E. coli sản xuất hormon somatostatin.
(3) Lúa chuyển gen tổng hợp β caroten.
(4) Cừu chuyển gen tổng hợp protêin huyết thanh của người.

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 26. Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng?

A. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn.
B. Quần thể biểu hiện tính đa hình.
C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
D. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

Câu 27. Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

A. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.
B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung.
C. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
D. Quần thể có thánh phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.

Câu 28. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở:

A. kỉ Jura của đại Trung sinh
B. kỉ Đệ Tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh
C. kỉ Đệ Tam (thứ ba) của đại Tân sinh
D. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung Sinh

Câu 29. Những nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hóa thạch là

A. quá trình hình thành tiếng nói, tư duy.
B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. sự biến đổi điều kiện khí hậu, địa chất ở kỉ thứ 3.
D. quá trình lao động.

Câu 30. Ở cà chua alen A quy định thân cao alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thụ phấn với cây thân cao, F1 thu được toàn cây thân cao. Khi cho F1 lai với nhau, ở F2 xuất hiện cả cây thân cao và cây thân thấp. Tỉ lệ cà chua thân cao di hợp có thể có ở đời F2 là

A. 9/16. B. 1/4. C. 1/16. D. 6/16.

Câu 31. Trong quần thể của một loài thú, xét 5 lôcut: lôcut một có 4 alen; lôcut hai có 3 alen. Cả hai lôcut đều nằm trên 1 NST thường. Gen 3 và 4 đều có 2 alen, cả hai lôcut đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương ứng trên Y. Gen 5 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có đoạn tương ứng trên X. Số kiêu giao phối tối đa có thể có trong quần thể trên là

A. 2340. B. 1216800. C. 800. D. 2121268.

Câu 32. Ở cà chua gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành lai phân tích F1 dị hợp, F2 thu được: 800 thân cao, quả bầu dục; 800 thân thấp, quả tròn; 200 thân cao, quả tròn; 200 thân thấp, quả bầu dục. F1 có kiểu gen và tần số hoán vị gen là

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Câu 33. Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:

I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.

Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. I → III → II. B. III → II → IV. C. II → III → IV. D. III → II → I

Câu 34. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Câu 35. Nội dung nào dưới đây khi nói về cơ chế phát sinh đột biến NST là đúng?

A. Do rối loạn phân li của một hoặc một số cặp NST dẫn đến đột biến đa bội.
B. Do trao đổi chéo cân bằng giữa các crômatit trong cặp NST kép dẫn tới đột biến.
C. Do rối loạn quá trình nhân đôi của ADN đã dẫn đến đột biến nhiễm sắc thể.
D. Do rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Câu 36. Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào

A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
B. luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau.
D. thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể.

Câu 37. Xét 1 cơ thể có kiểu gen AabbCc Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học. Khi 300 tế bào của cơ thể này giảm phân hình thành giao tử. Trong các giao tử tạo ra, loại abCDE chiếm tỉ lệ 2%. Số tế bào đã xảy ra HVG là

A. 36. B. 24. C. 48. D. 96.

Câu 38. Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 15 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 39. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Số loại thể dị bội vừa là thể 0 vừa là thể 3 kép là

A. 360. B. 20. C. 90. D. 10.

Câu 40. Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì:

A. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên
B. hoàn toàn khác nhau về hình thái.
C. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
D. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

1. A

2. C

3. B

4. A

5. A

6. B

7. D

8. B

9. B

10. A

11. C

12. B

13. C

14. B

15. D

16. C

17. D

18. A

19. C

20. A

21. C

22. A

23. A

24. A

25. D

26. B

27. A

28. C

29. B

30. D

31. B

32. A

33. B

34. A

35. D

36. D

37. D

38. D

39. A

40. D

Đánh giá bài viết
1 246
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm