Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Tam Hưng, Hà Nội năm 2014 - 2015

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Tam Hưng, Hà Nội năm 2014 - 2015 được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán trường THCS Nguyễn Văn Trỗi năm 2014 - 2015

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Cảnh Hóa năm 2014 - 2015

TRƯỜNG THCS TAM HƯNG

Đề thi thử đợt I

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm có: 01 trang)

PHẦN I: (3 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau:

"... Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ..."

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Qua đoạn văn trên em hiểu gì về hoàn cảnh sống, chiến đấu và phẩm chất của những nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ cứu nước?

3. Kể tên hai tác phẩm khác cùng viết về đề tài kháng chiến chống Mĩ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả.

4. Em có suy nghĩ gì về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

PHẦN II: (5 điểm)

Cho câu thơ sau:

"...Vẫn còn bao nhiêu nắng"...

1. Hãy chép tiếp ba dòng thơ để hoàn thành khổ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh.

2. Trong khổ thơ trên tác giả đã sử dụng một loạt các từ thường biểu đạt về mặt định lượng để diễn tả sự vô định của thiên nhiên, đó là những từ ngữ nào? Những từ ngữ ấy được sử dụng theo phép tu từ nào?

3. Có ý kiến cho rằng: "Đoạn thơ trên đã diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời". Bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp; trong đó có sử dụng phép nối và thành phần tình thái em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. (Gạch dưới từ ngữ thực hiện phép nối và thành phần tình thái).

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Phần I:

Câu 1:

  • Tên tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi (0,25đ)
  • Tác giả: Lê Minh Khuê (0,25đ)

Câu 2: Trình bày ngắn gọn cảm nhận về:

  • Hoàn cảnh sống, chiến đấu: căng thẳng, nguy hiểm (0,5đ)
  • Phẩm chất: dũng cảm, sẵn sàng chấp nhận hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ (1,0đ)

(Có thể trình bày dưới hình thức trả lời câu hỏi hoặc viết đoạn văn ngắn)

Câu 3: Kể được tên hai tác phẩm, tác giả trong số các tác phẩm sau:

  • "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" - Nguyễn Khoa Điềm (0,25đ)
  • "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" – Phạm Tiến Duật (0,25đ)
  • "Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng (0,25đ)

Câu 4: (2,0đ)

Học sinh trình bày được suy nghĩ của mình về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, các em có thể tự do trình bày suy nghĩ của mình song cần đảm bảo được cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục; khẳng định tuổi trẻ Việt Nam có vai trò tích cực trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc (khuyến khích các bài viết có sự liên hệ tốt đến vai trò của tuổi trẻ đối với tình hình biển Đông của nước ta hiện nay)

Phần II:

Câu 1: Chép tiếp ba câu thơ: (0,5đ)

Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Câu 2:

  • Kể tên chính xác các từ ngữ chỉ định lượng: Vẫn còn, bao nhiêu, đã vơi, cũng bớt. (0,25đ)
  • Xác định chính xác các từ ngữ ấy được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ (0,25đ)

Câu 3: Trình bày đúng đoạn văn tổng – phân – hợp (đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, viết chính xác vị trí và nội dung câu chủ đề) (1,0đ)

Phần khai triển đoạn khoảng 10 đến 11 câu với đầy đủ dẫn chứng đảm bảo các ý sau: (2,0đ)

Nắng - hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt. Những cơn mưa xối xả cũng đã thưa, đã bớt.

Hình ảnh ẩn dụ: "Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi"

Ý nghĩa tả thực:

Ý nghĩa ẩn dụ:

  • Có sử dụng phép nối, gạch chân dưới từ ngữ thực hiện phép nối. (0,5đ)
  • Sử dụng thành phần tình thái, gạch chân chính xác dưới thành phần tình thái. (0,5đ)

Lưu ý: Phần khai triển đoạn

  • Nêu được những nét cơ bản nhưng chưa thật đầy đủ, lập luận chưa chặt chẽ: cho 1,5 điểm.
  • Chỉ nêu được ½ số ý, bố cục chưa chặt chẽ, chưa làm rõ ý khái quát, còn mắc lỗi về câu, lỗi chính tả: cho 1,0 điểm.
  • Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn: trừ 0,5 điểm
Đánh giá bài viết
1 2.173
Sắp xếp theo

    Luyện thi

    Xem thêm