Đề ôn thi trạng nguyên Tiếng Việt khối Tiểu Học năm 2022 - 2023

Để thuận tiện cho các em học sinh trong việc tìm kiếm tư liệu ôn tập, luyện thi Trạng Nguyên Tiếng Việt. VnDoc đã sưu tầm Đề thi trạng nguyên Tiếng Việt khối Tiểu Học để gửi tới các em cùng tham khảo và ôn thi.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 1

SƠ KHẢO CẤP TRƯỜNG

Bài 1: Mèo con nhanh nhẹn

Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng

Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 1

Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 2 năm học 2021

Bài 2: Khỉ con nhanh trí

Em hãy giúp bạn khỉ nối ô trên với ô giữa và ô giữa với ô dưới để tạo thành từ đúng.

Chú ý: Có những ô không ghép được với ô giữa

Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 1

Bài 3: Trắc nghiệm

Em hãy khoanh tròn trước chữ cái có câu trả lời đúng.

1. Vần nào không xuất hiện trong câu "Giàn nhót của bà đã chín đỏ."?

A. ot

B. ăn

C. an

D. in

2. Tên loại củ nào có vần "ac"?

A. củ cà rốt

B. củ cải

C. củ lạc

D. củ khoai

3. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

A. ròng sông

B. dường ngủ

C. cá dô

D. thể dục

4. Tên con vật nào có vần "oc"?

A. con chó

B. con ốc

C. con ong

D. con sóc

5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ có vần "ôt"?

A. quả nhót, cột nhà, cà rốt

B. cà rốt, bột mì, quả ớt

C. bột mì, cột nhà, đỏ chót

D. cà rốt, lá lốt, cột cờ

6. Câu nào dưới đây có vần "ưng"?

A. Bà làm mứt dừa rất ngon.

B. Bà làm mứt gừng rất ngon.

C. Bà cho mẹ gấc để đồ xôi.

D. Bà tặng bé một chú vẹt rất đẹp.

7. Đây là củ gì?

Đề thi trạng nguyên Tiếng Việt 1

A. củ hành

B. củ nghệ

C. củ gừng

D. củ tỏi

9. Đây là con gì?

Đề thi trạng nguyên Tiếng Việt 1

A. con rết

B. con rắn

C. con giun

D. con trăn

10. Giải câu đố sau:

Con gì có cánh

Mà lại biết bơi

Ngày xuống ao chơi

Đêm về đẻ trứng?

A. con gà

B. con vịt

C. con chim

D. con rùa

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 2

SƠ KHẢO CẤP TRƯỜNG

Bài 1: Khỉ con nhanh trí

Em hãy giúp bạn khỉ nối ô trên với ô giữa và ô giữa với ô dưới để tạo thành từ đúng.

Chú ý: Có những ô không ghép được với ô giữa.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 2

Bài 2: Hổ con thiên tài

Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ ngữ để tạo thành câu.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 2

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 2

Bài 3: Trắc nghiệm

Em hãy khoanh tròn trước chữ cái có câu trả lời đúng.

1. Từ “nhộn nhạo” trong câu sau được hiểu như thế nào?

Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo.

(Quà của bố - Duy Khán)

A. nhộn nhịp, vui vẻ

C. nhẹ nhàng, chậm rãi

B. lộn xộn, không có trật tự

D. trật tự, ổn định

2. Câu: “Những chú gà con chạy lon ton.” thuộc câu kiểu:

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

D. Ở đâu?

3. Âm “tr” có thể điền vào các từ nào dưới đây?

A. ...ạy bộ, ...iến tranh

B. đánh ...ống, leo ...èo

C. quả ...anh, con ...ó

D. chắt...iu, ...ăm ngoan

4. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây viết không đúng?

A. Đâm chồi nảy lộc

C. Chị ngã em thương

B. Ăn to nói lớn

D. Ăn ít nói nhiều

5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động của loài chim?

A. gầm, hú, rống, húc, vồ

B. trèo, phi, phóng, chạy, lăn

C. liệng, nhảy, mổ, mớm, đậu

D. đi, đứng, nằm, ngồi, nói

6. Chọn đáp án thuộc câu kiểu “Ai thế nào?”.

A. Con trâu là đầu cơ nghiệp.

B. Khỉ con đánh đu trên cành cây.

C. Chị gà mái mơ có bộ lông rực rỡ như những cánh hoa.

D. Ve sầu kêu râm ran trên cành phượng đỏ.

7. Người làm ra những đồ dùng bằng vàng bạc gọi là gì?

A. thợ xây

B. thợ mộc

C. thợ rèn

D. thợ kim hoàn

8. Trong câu văn dưới đây, những từ nào viết sai chính tả?

Ở thành phố này, những ngôi nhà cao tầng xan xát nhau, ánh đèn xáng chưng và mọi thứ rất sạch sẽ.

A. thành phố, ánh đèn

C. xan xát, xáng chưng

B. cao tầng, ngôi nhà

D. sạch sẽ, xáng chưng

9. Câu nào dưới đây có chứa từ chỉ hoạt động?

A. Con đường này rộng quá!

B. Đàn bò uống nước dưới sông.

C. Món quà đó rất đẹp.

D. Bàn tay em nhỏ nhắn.

10. Giải câu đố:

Con gì lông mượt

Đôi sừng cong cong

Lúc ra cánh đồng

Cày bừa rất giỏi?

A. bê

B. nghé

C. ngựa

D. trâu

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3

SƠ KHẢO CẤP TRƯỜNG

Bài 1: Khỉ con nhanh trí

Em hãy giúp bạn khỉ nối ô trên với ô giữa và ô giữa với ô dưới để tạo thành từ đúng.

Chú ý: Có những ô không ghép được với ô giữa.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3

Bài 2: Hổ con thiên tài

Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ ngữ để tạo thành câu.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3

Bài 3: Trắc nghiệm

Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Trong câu ca dao dưới đây, những sự vật nào được so sánh với nhau?

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

A. anh, em

B. tay chân, rách lành

C. anh em, tay chân

D. anh em, đùm bọc

2. Câu "Chim bay về đất phương nam." thuộc câu kiểu:

A. Ai thế nào?

B. Ai làm gì?

C. Ai là gì?

D. Ở đâu?

3. Dòng nào gồm những sự vật thường xuất hiện ở vùng nông thôn?

A. phố cổ, chung cư, xóm trọ

B. lũy tre, giếng nước, đồng lúa

C. trung tâm thương mại, siêu thị, công viên

D. rạp chiếu phim, nhà hát, toà nhà cao tầng

4. Giải câu đố sau:

Bình thường dùng gọi chân tay

Muốn có bút vẽ thêm ngay dấu huyền

Hỏi vào làm bạn với kim

Có dấu nặng đúng người trên mình rồi.

Từ thêm hỏi là từ gì?

A. chải

B. vải

C. chỉ

D. mở

5. Trong bài tập đọc "Nhà rông ở Tây Nguyên", nơi nào là gian trung tâm?

A. nơi thờ thần làng

B. nơi nghỉ ngơi của mọi người

C. nơi có bếp lửa

D. nơi có nhà ăn

6. Đoạn thơ sau có bao nhiêu lỗi chính tả?

Con ghặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, rải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

"Con gà cục tác lá tranh".

(Theo Trương Nam Hương)

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

7. Trong bài tập đọc "Đôi bạn", ai đã cứu cậu bé bị đuối nước ở giữa hồ?

A. Thành

B. Mến

C. Thương

D. Trung

8. Dòng nào dưới đây thuộc câu kiểu "Ai thế nào?"?

A. Hoàng tử thi bắn cung.

B. Hoàng hậu ngồi chải tóc.

C. Công chúa xinh đẹp.

D. Nhà vua tổ chức cuộc thi tài.

9. Từ nào dưới đây không phải từ chỉ đặc điểm?

A. bát ngát

B. gồ ghề

C. trong trẻo

D. hội hè

10. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

A. sâm lăng

B. chăn trở

C. sâu nặng

D. chiền miên

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4

SƠ KHẢO CẤP TRƯỜNG

Bài 1: Khỉ con nhanh trí

Em hãy giúp bạn khỉ nối ô trên với ô giữa và ô giữa với ô dưới để tạo thành từ đúng.

Chú ý: Có những ô không ghép được với ô giữa.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4

Bài 2: Hổ con thiên tài

Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ ngữ để tạo thành câu.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4

Bài 3: Trắc nghiệm

Em hãy khoanh tròn trước chữ cái có câu trả lời đúng.

1. Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

(Nguyễn Du)

A. nhân hóa

B. so sánh

C. đảo ngữ

D. nhân hóa và so sánh

2. Từ nào sau đây có nghĩa là sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn?

A. kiên cố

C. nghị lực

B. chí lí

D. chí tình

3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ ...chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.

(Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh)

A. con

B. chăn trâu

C. mục đồng

D. nghịch ngợm

4. Dòng nào sau đây gồm các từ ghép tổng hợp?

A. trước sau, xa xôi

B. đi đứng, xôn xao

C. buôn bán, cây cối

D. ngõ ngách, long lanh

5. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. nhỏ nhoi

B. nhẹ nhàng

C. nhỏ nhắn

D. nhỏ nhẹ

6. Khổ thơ sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả?

Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời

Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa

Chiếc dường che quá đơn sơ

Võng gai du mát những trưa nắng hè.

(Nguyễn Đức Mậu)

A.1

B.2

C.3

D.4

7. Trong bài tập đọc "Rất nhiều mặt trăng", công chúa muốn có thứ gì?

A. mặt trời

B. mặt trăng

C. viên ngọc đẹp

D. vòng cổ

8. Vị ngữ trong câu "Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng." là gì?

A. ngào ngạt

B. xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng

C. ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng

D. rừng hồi ngào ngạt

9. Từ nào dưới đây viết đúng quy tắc chính tả?

A. Amadon

B. Lốt-ăng-giơ-lét

C. Niu-di-lân

D. Hi-ma-lay-a

10. Giải câu đố sau:

Là tên sao ở trời cao

Bỏ nón thành thú bay vào cung trăng

Nặng vào tuổi mãi thêm tăng

Râu vào thì hóa người làm thủ công.

Từ thêm nặng là từ nào?

A. thợ

B. thọ

C. họ

D. bọ

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5

SƠ KHẢO CẤP TRƯỜNG

Bài 1: Khỉ con nhanh trí

Em hãy giúp bạn khỉ nối ô trên với ô giữa và ô giữa với ô dưới để tạo thành từ đúng.

Chú ý: Có những ô không ghép được với ô giữa.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5

Bài 2: Hổ con thiên tài

Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ ngữ để tạo thành câu.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5

Bài 3: Trắc nghiệm

Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Khổ thơ sau có bao nhiêu lỗi chính tả?

Trong vòm lá mới trồi non

Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa

Quả ngon giành tận cuối mùa

Chờ con, phần cháu bà chưa chảy vào

Giêng, hai rét cứa như dao

Nghe tiếng chào mào chống gậy ra chông.

(Theo Võ Thanh An)

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

2. Trong bài "Ngu Công xã Trịnh Tường", ông Phàn Phù Lìn được miêu tả là người như thế nào?

A. trung thực, tự trọng

B. dũng cảm, oai phong

C. kiên trì, giàu ý chí

D. hài hước, vui tính

3. Trong bài "Thầy thuốc như mẹ hiền", chi tiết nào nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông?

A. không vương vào vòng danh lợi

B. nhiều lần khéo từ chối lời vời vào cung chữa bệnh cho vua

C. chữa bệnh và giúp đỡ mọi người

D. được vua vời vào cung chữa bệnh

4. Câu "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn." nói lên phẩm chất gì của người mẹ?

A. đảm đang, tháo vát

B. giàu đức hi sinh

C. khéo léo, thùy mị

D. giàu lòng kiên trì

5. Câu thơ sau sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

(Huy Cận)

A. đảo ngữ, điệp ngữ

B. so sánh, đảo ngữ

C. nhân hóa, điệp ngữ

D. nhân hóa, so sánh

6. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa?

A. anh hùng, lực lưỡng, kiên cường

B. thông minh, nhanh trí, sáng dạ

C. vui vẻ, lạc quan, lạc lõng

D. trung thực, chung thủy, dũng cảm

7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ viết đúng chính tả?

A. tra cứu, lí luận, say xưa

B. trông chừng, trung trực, lưng chừng

C. tung tăng, vội vàng, chân trọng

D. chan chứa, xung túc, giòn giã

8. Dòng nào có từ "mặt" mang nghĩa chuyển?

A. mặt trái xoan

B. mặt vuông chữ điền

C. mặt hoa da phấn

D. mặt trời

9. Vải màu đen được gọi là vải gì?

A. vải lanh

B. vải lụa

C. vải dạ

D. vải thâm

10. Giải câu đố:

Một châu trong ngũ đại châu

Chữ Hán có nghĩa là bay lên trời.

Thêm huyền mập lắm ai ơi

Mất p là mở miệng cười vui sao.

Là châu lục nào?

A. Châu Á

B. Châu Phi

C. Châu Âu

D. Châu Mĩ

Vì tài liệu rất dài nên VnDoc chỉ show vòng thi sơ khảo, các bạn cùng tải về để làm các vòng tiếp theo.

.....................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi trạng nguyên Tiếng Việt khối Tiểu Học. Trạng Nguyên Tiếng Việt là cuộc thi dành cho học sinh khối tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 trên toàn quốc có điều kiện truy cập internet và có nguyện vọng tham gia sân chơi “Trạng Nguyên Tiếng Việt”. Bên cạnh các đề thi trạng nguyên Tiếng Việt như trên, VnDoc còn có Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 1, Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 2, Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 3 cho các em học sinh luyện thử.

Đánh giá bài viết
96 27.288
Sắp xếp theo

    Trạng Nguyên Tiếng Việt

    Xem thêm