Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, Hà Nội năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, Hà Nội năm 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán sở GD&ĐT Hưng Yên năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán sở GD&ĐT Hải Dương năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn sở GD&ĐT Tây Ninh năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa năm 2016 - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT CHUYÊN NĂM 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 04/06/2016 - Đề thi gồm 01 trang
Câu 1 (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ngôn từ là những đứa trẻ tinh nghịch và khôn ngoan. Ngay khi cúng vừa rời khỏi mồm miệng chúng ta, chúng đứng qua một bên để xem những gì diễn ra tiếp theo. Chúng không bao giờ ra về tay không, vì chắc chắn sẽ luôn có một điều gì đó xảy ra với một ai đó sau khi lời nói được thốt ra.
(Roy Garn - Tử huyệt cảm xúc, dịch giả Phan Nguyễn Khánh Đan, NXB Thông tin và truyền thông, 2014 - tr.37)
a. Đoạn văn bản trên sử dụng những phép liên kết nào? (0,5 điểm)
b. Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. (1,0 điểm)
c. Viết một đoạn văn diễn dịch dài 12 câu trình bày suy nghĩ của em về sức ảnh hưởng, tác động của lời nói trong giao tiếp. (2,5 điểm)
Câu 2 (6,0 điểm)
Nêu cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau trong phần trích Cảnh ngày xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê điểm trắng một vài bông hoa.
[...]
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, theo SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2005)
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn
Câu 1: (4 điểm)
a, Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết sau:
- Phép lặp: Chúng
- Phép thế: Chúng, lời nói
- Phép nối: Ngay khi
b, Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là: So sánh và nhân hóa.
- So sánh: Ngôn ngữ là những đứa trẻ tinh nghịch và khôn ngoann.
- Nhân hóa: Ngôn ngữ.... đứa trẻ tinh nghịch, khôn ngoan.
- Cái hay: Sự phong phú của ngôn từ, chúng ta cần nắm rõ để lựa chọn từ ngữ khi giao tiếp cho đúng với mục đích.
c, Các yêu cầu cần đạt:
* Về nội dung:
- Lời nói có tác động và ảnh hưởng lớn trong giao tiếp.
- Lời nói là ngôn từ hay, đa nghĩa vì thế phải lựa chọn lời nói khi giao tiếp.
- Lời nói là tài sản chung của cộng đồng ai cũng có quyền sử dụng nhưng khi lời nói đã phát ra khỏi miệng rất khó sửa.
- Trình độ lĩnh hội của mỗi người là khác nhau nên dễ gây hiểu lầm đối với người nghe "vì chắc chắn luôn có điều gì đó xảy ra với ai đó khi nói thật".
- Khi giao tiếp cần biết và sử dụng ngôn từ một cách thận trọng, có suy nghĩ, có ý thức và phải hiểu được trách nhiệm với lời nói của mình.
- Lời nói phải đạt mục đích giao tiếp, cần tìm ra tiếng nói chung giữa các nhân vật giao tiếp để người lĩnh hội không hiểu nhầm. Tuy nhiên, cũng không được a dua theo những điều sai trái. Vì thế, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng trong giao tiếp.
* Về hình thức:
- Đoạn văn không quá 12 câu.
- Câu chủ đề ở đầu đoạn.
- Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.
Câu 2: (6 điểm): Cảm nhận của em về hai đoạn thơ trong phần trích "Cảnh ngày xuân":
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Tác giả: Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc
Là con người có trái tim giàu lòng yêu thương
Tác phẩm: Truyện Kiều - Tác phẩm tiêu biểu có gái trị về nội dung và nghệ thuật.
Đoạn trích:
Vị trí:
- Cảnh ngày xuân là đoạn thơ tả cảnh ngày xuân trong Tết thanh minh và tả cảnh du xuân của chị em Kiều nằm sau đoạn tả tài sắc của chị em Kiều, trước đoạn Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên và Kim Trọng.
- Hai đoạn trích thơ nằm ở phần đầu và phần cuối trong đoạn Cảnh ngày xuân.
* Nội dung:
- 4 câu thơ đầu tả khung cảnh ngày xuân.
- 6 câu thơ sau tả cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
Cảm nhận
a. 4 câu thơ đầu: Tác giả miêu tả cảnh vật mùa xuân
* Không gian và thời gian:
- Hai câu đầu mở ra khung cảnh về ngày xuân tươi đẹp: Bầu trời cao rộng, trong sáng, từng đàn án chao liệng, náo nức như thoi đưa.
- Hình ảnh ẩn dụ "con én đưa thoi": Gợi thời gian trôi rất nhanh .
- Bức tranh xuân tươi đẹp: (2 câu sau): Đó là bức tranh được miêu tả bằng không gian, màu sắc và đường nét.
- Không gian:Thoáng đạt, rộng lớn đến tận chân trời
- Màu sắc: Xanh của cỏ non làm nền chủ đạo cho không gian đó – một màu xanh non tơ mơn mởn và mềm mại.
- Nguyễn Du có sự kế thừa thơ của Trung Quốc nhưng có sự sáng tạo: Ý thơ của Nguyễn Du học tập từ hai câu thơ cổ:
"Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa",
Nhưng khi đưa vào thơ của mình tác giả đã sáng tạo rất độc đáo: Câu thơ cổ dùng hình ảnh có thực (phương thảo) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay bằng "cỏ xanh" thiên về màu sắc. Nổi bật trên nền cỏ xanh ấy là màu trắng của bông hoa lê. Mặc dù đều là những gam màu lạnh nhưng hai màu sắc ấy lại kết hợp với nhau hài hòa làm nổi bật tạo nên bức tranh đặc trưng của mùa xuân.
- Đường nét chấm phá: Hình ảnh cành lê cùng với bông hoa trắng làm cho bức tranh thêm đẹp, vẻ đẹp tươi tắn, quyến rũ và tinh khôi.
- Ở đây có sự đảo từ trong câu "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa". Từ "trắng" đảo lên trước từ "điển" tạo nên sự bất ngờ trong miêu tả (sự xuất hiện của bông hoa lê). Điều đó làm cảnh vật trở nên sống động. Ta tưởng như có bàn tay diệu kỳ của tạo hóa đang tô điểm cho cành lê với những bông hoa trắng ấy.
- Hai câu thơ đã vẽ nên một bức tranh xuân hiện lên qua không gian cảnh vật, sắc màu và đường nét.
- Nguyễn Du không chỉ yêu thiên nhiên mà còn có sự cảm nhân tinh tế của tâm hồn nghệ sĩ.
b, 6 câu tiếp:
- "Tà tà...ghềnh bắc ngang" gợi tả khung cảnh chị em thúy Kiều du xuân trở về.
- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: Nắng đã nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang nhưng đã nhuốm màu tâm trạng.
- Cảnh còn mang tâm trạng con người: Bóng tịch dương đã chênh chếch xế chiều...Nhưng đây không chỉ là hoàng hôn của cảnh vật mà dường như con người cũng chìm trong cảm giác bâng khuâng, khó tả.
- Cuộc du ngoạn xuân cảnh đã tàn
- Lễ hội tưng bừng, náo nhiệt đã chìm dần => tâm hồn con người cũng chuyển điệu từ cùng cảnh vật, bước chân người du xuân thơ thấn. Cảnh như nhạt dần, lặng đân. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng trong một không gian nhỏ nhoi, bé hẹp, phảng phất buồn.
- Các hình ảnh chọn lọc gợi dòng nước uốn quanh, dịp cầu xinh xắn. Tâm trạng con người có cái bâng khuâng, xao xuyến về việc du xuân đã tàn có cái linh cả về những sự việc sắp xảy ra: Gặp nấm mồ Đạm Tiên và chàng thư sinh Kim Trọng "Phong tư tài mạo tốt vời".
- Nghệ thuật: Sử dụng nhiều từ láy: Nao nao, tà tà, thanh thanh.
- Không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người: Đặc biệt hai chữ "nao nao" – thoáng gợi nên nét buồn khó hiểu.
- Từ "thơ thẩn" có sức gợi lớn, chị em Thúy Kiều ra về trong sự bần thần, nuối tiếc, lặng buồn. Chị em "dang tay ra về" tưởng là vui nhưng thực ra trong lòng mang cái buồn không nói hết.
- Dù sao cảm giác về một ngày du xuân bâng khuâng, xao xuyến đã hé mở một vẻ đẹp tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống: Nhạy cảm và sâu lắng.
- Tác giả đã sử dụng thành công các từ láy đã nhuộm màu tâm trạng lên cảnh.
- Đoạn thơ còn hấp dẫn bởi Nguyễn Du đã sử dụng cú pháp cổ điển linh hoạt, tả cảnh gắn với tả tình, tình hòa với cảnh (tả cảnh ngụ tình).
* Đánh giá:
- Về nghệ thuật: Cách sử dụng hình ảnh sáng tạo, từ láy độc đáo, tài tả cảnh ngụ tình, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, sự vận dụng thơ cổ của Trung Quốc.
- Về nội dung: Hai đoạn trích trên Nguyễn Du vừa tả cảnh bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp trong sáng, đoạn thơ còn tả cảnh chị em nàng Kiều du xuân trở về.
Đoạn thơ giúp ta hiểu tài năng sáng tạo, sự vận động trong tâm hồn người nghệ sĩ Nguyễn Du. Đó là tình yêu thương của tác giả dành cho nhân vật, con người.