Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 6 bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

Địa lí lớp 6 bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi môn Địa lí 6 trang 122, 123, 124 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức, giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài. Mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây.

I. Phần mở đầu

Cảnh vật thiên nhiên trên Trái Đất thay đổi theo mùa. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu một số đặc điểm thiên nhiên của từng mùa ở địa phương em.

Bài học này sẽ cho em biết tại sao trên Trái Đất Có các mùa và hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa.

II. Phần nội dung bài học

1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Câu hỏi Địa lí 6 sách KNTT trang 122

Địa lí 6 bài 8 Kết nối tri thức

Quan sát hình 1 em hãy mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, theo gợi ý:

  • Hình dạng quỹ đạo chuyển động

  • Hướng chuyển động.

  • Thời gian chuyển động hết một vòng

  • Góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động

Gợi ý trả lời

Quan sát hình 1, Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:

  • Hình dạng quỹ đạo chuyển động: hình elip gần tròn
  • Hướng chuyển động: Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông

  • Thời gian chuyển động hết một vòng: 365 ngày 6 giờ

  • Góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động: Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66 0 33’ và hướng nghiêng của trục không đổi → chuyển động tịnh tiến

2. Mùa trên Trái Đất

Câu hỏi Địa lí 6 sách KNTT trang 123

Địa lí 6 bài 8 Kết nối tri thức

1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2 cho biết:

- Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì? Tại sao?

- Vào ngày 22 tháng 12 nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì? Tại sao?

2. Dựa vào Hình 3 nêu sự khác nhau về thời gian mùa của hai nửa cầu?

Địa lí 6 bài 8 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời

1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2 cho biết:

+ Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì lúc đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được ít ánh sáng và nhiệt)

+ Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng. Vì lúc đó nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt)

2. Dựa vào Hình 3, ta thấy sự khác nhau về thời gian mùa của hai nửa cầu:

- Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa:

+ Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.

+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.

- Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.

- Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

3. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

Câu hỏi Địa lí 6 sách KNTT trang 124

Địa lí 6 bài 8 Kết nối tri thức

Dựa vào hình 4, hãy hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:

Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

Thời gian

Địa điểm

Ngày 22 tháng 6Ngày 22 tháng 12
So sánh thời gian ngày - đêmMùaSo sánh thời gian ngày - đêm
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam

Gợi ý trả lời

Thời gian

Địa điểm

Ngày 22 tháng 6Ngày 22 tháng 12
MùaSo sánh thời gian ngày - đêmMùaSo sánh thời gian ngày - đêm
Nửa cầu BắcNóngThời gian ngày dài hơn thời gian đêmLạnhThời gian ngày ngắn hơn thời gian đêm
Nửa cầu NamLạnhThời gian ngày ngắn hơn thời gian đêmNóngThời gian ngày dài hơn thời gian đêm

III. Phần luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 Địa lí 6 sách KNTT trang 124

Hãy trình bày hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất

Gợi ý trả lời

Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất:

-Vào mùa nóng của các bán cầu sẽ có ngày dài đêm ngắn, hiện tượng này do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời dẫn đến trong năm lần lượt hai bán cầu có khoảng thời gian ngả về phía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều nhiệt hơn, Mặt Trời mọc sớm hơn và lặn muộn hơn, ở bán cầu còn lại sẽ ngược lại.

- Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời:

+ Vào ngày hạ chí (22-6): nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam ngược lại.

+ Vào ngày đông chí (22-12): nửa cầu Nam chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Bắc ngược lại.

- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa Xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.

- Trong hai ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9), lúc 12 giờ trưa, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở Xích đạo. Hai nửa cầu được chiếu sáng như nhau.

Vận dụng 2 Địa lí 6 sách KNTT trang 124

Nghỉ hè năm nay, bố cho Nam đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. Nam không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy giải thích cho Nam.

Gợi ý trả lời

Bố Nam dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm vì:

Theo vĩ độ, Ô-xtrây-li-a có tọa độ (270N; 1330Đ), nằm ở bán cầu Nam. Khi Việt Nam là mùa hè nghĩa là nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng thì ở nửa cầu Nam không ngả về phía Mặt Trời nên nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Ô-xtrây-li-a nằm ở nửa cầu Nam, vì vậy thời gian này Ô-xtrây-li-a đang là mùa lạnh.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
104
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ka tan
    ka tan

    hay 


    Thích Phản hồi 14/10/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lí 6 Kết nối

    Xem thêm