Em hãy bày tỏ tâm trạng u uất ngột ngạt khao khát tự do cháy bỏng của người tù trong bài thơ Khi con tu hú
Những bài văn mẫu hay lớp 9
Văn mẫu lớp 9: Em hãy bày tỏ tâm trạng u uất ngột ngạt khao khát tự do cháy bỏng của người tù trong bài thơ Khi con tu hú được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Em hãy bày tỏ tâm trạng u uất ngột ngạt khao khát tự do cháy bỏng của người tù trong bài thơ Khi con tu hú mẫu 1
Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn đạp tan phòng để trở về với tự do. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm đến tột đỉnh khi nhà thơ phải thốt lên "ngột làm sao, chết uất thôi". Cái ngột ngạt ở đây không phải chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam mà là sự phẫn uất của tác giả khi bị giam cầm trong nhà lao và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với con đường hoạt động cách mạng của nhà thơ. Các từ cảm thán 'ôi thôi, làm sao" càng nhấn mạnh được cảm giác ngột ngạt, phẫn uất, bức xúc đó. Tiếng con chim tu hú ngoài trời thì cứ kêu càng như thôi thúc, vẫy gọi tác giả đập tan 4 bức tường chật hẹp để hòa mình với thiên nhiên, khơi dậy niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của nhà thơ. Nếu ở đầu bài thơ tiếng tu hú báo hiệu cho sự chuyển đổi thời gian, báo hiệu mùa hè tươi đẹp đã đến thì ở cuối bài thơ tác giả lại muốn nói đến con đường hoạt động cách mạng, giải cứu dân tộc đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần mà ông lại bị cầm chân ở trong 4 bức tường của nhà lao khiên sông càng bức xúc. Tiếng chim tu hú ấy giống như một mũ khoan, khoan sâu vào 4 bức tường nhà lao là thức dậy mong muốn tự do của tác giả. tóm lại chỉ với 4 câu thơ cuối, nhà thơ đã bộc lộ sâu sắc được tâm trạng uất ức, bức xúc đến cùng cực, ngột ngạt vì bị giam trong nhà lao đồng thời cũng thể hiện trực tiếp được tình yêu đất nước của người tù cách mạng
Em hãy bày tỏ tâm trạng u uất ngột ngạt khao khát tự do cháy bỏng của người tù trong bài thơ Khi con tu hú mẫu 2
Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhịp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,... trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy. Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do của người tù: Bốn câu thơ cuối, tâm trạng người tù được thể hiện trực tiếp. Tác giả sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh để miêu tả (đạp tan phòng, chết uất), nhiều từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao). Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường: nhịp 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng / hè ôi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết uất thôi). Người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động: chân muốn đạp tan phòng. Tâm trạng ấy thể hiện sự khao khát đến tột cùng cuộc sống tự do, muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù. Tâm trạng xuyên suốt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chính là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thức bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do. Thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt đã thành công trong việc thể hiện cảm xúc người chiến sĩ. Giọng điệu thơ liền mạch, tự nhiên, nhất quán khi tươi sáng, khi dằn vặt phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Em hãy bày tỏ tâm trạng u uất ngột ngạt khao khát tự do cháy bỏng của người tù trong bài thơ Khi con tu hú. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.
Bài tiếp theo: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Biển Hồ