Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy tìm hiểu và chứng minh ý nghĩa của câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Những bài văn mẫu hay lớp 7

Văn mẫu lớp 7: Em hãy tìm hiểu và chứng minh ý nghĩa của câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" bao gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Em hãy tìm hiểu và chứng minh ý nghĩa của câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Hướng dẫn:

Em hãy tìm hiểu và chứng minh ý nghĩa của câu ca dao:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Qua lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước và lao động xây dựng đất nước của nhân dân ta.

DÀN Ý

Mở bài

– Kho tàng ca dao, tục ngữ phong phú.

– Trong đó có câu ca dao nhắc nhở về tinh thần đoàn kết.

Thân bài

– Giải thích ý nghĩa của câu ca dao (ý nghĩa của cây, một cây, ba cây, núi, non, chụm lại).

– Dẫn chứng lịch sử về tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó trong đấu tranh giải phóng dân tộc: đời nhà Trần, nhà Lê; kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ…

– Dẫn chứng lịch sử về tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó trong đấu tranh xây dựng, kiến thiết đất nước.

– Liên hệ ý nghĩa câu ca dao đến cuộc sống gia đình, lớp học,…

Kết bài

– Khẳng định lại về ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ.

BÀI LÀM

Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý báu về lối sống, tình cảm, kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong kho tàng đó, ta có một câu ca dao nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

“Một cây”, số ít, cho ta hình dung đến sự đơn lẻ, chẳng thể nào làm nên núi, nên non, thành rừng. “Ba cây”, số nhiều, cho ta hình ảnh của nhiều cây, cho rừng cây, cho núi non hùng vĩ, cho sức mạnh. Chụm lại là hành động, là biểu hiện ý chí thống nhất, hợp tác sát cánh bên nhau, là sự gắn bó, đoàn kết. Như vậy là cây ở câu ca dao trên được nhân hóa trở thành con người, trở thành một biểu tượng sống động về nhân dân, nói lên tình yêu thương, đoàn kết.

Từ hình ảnh thiên nhiên là một cây, ba cây, núi, non, cho ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là sự đồng lòng, đồng sức, sự sát cánh bên nhau của tập thể, sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nên những thành công lớn mà mỗi cá nhân hoặc tập thể nhỏ không thể làm được.

Lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước và lao động xây dựng đất nước của nhân dân ta vừa là nguồn gốc vừa là minh chứng sâu sắc cho bài học ấy.

Trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, xây dựng được khối đoàn kết vững chắc là cực kì quan trọng. Nếu biết đoàn kết, đồng lòng, đồng sức thì sẽ có sức mạnh để chống độ, đánh đuổi được kẻ thù hùng mạnh. Như ở đời nhà Trần, giặc Nguyên Mông rất mạnh, vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được tới đó. Tiếng hô “Quyết chiến! Quyến chiến!" của các bô lão vang lên khắp điện Diên Hồng không chỉ biểu thị cho tình yêu nước bất khuất mà còn thể hiện sức mạnh lớn lao của tinh thần đoàn kết toàn dân Đại Việt, quyết chiến quyết thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Từ tiếng hô ấy, khắp nơi nơi, người già haytrẻ con, miền xuôi hay miền ngược, gái cũng như trai đều chung ý chí chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi. Cuối cùng, dù giặc mạnh nhưng quân ta vẫn giành được thắng lợi vẻ vang, tới ba lần thắng giặc Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi.

Đến thời nhà Lê, Lê Lợi đã kêu gọi những anh hùng có chí khí cùng dựng cờ khởi nghĩa. Ông tập hợp dưới lá cờ của mình mọi người dân yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đoàn kết chặt chẽ “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Vì có tinh thần đoàn kết suốt mười năm kháng chiến, với tinh thần yêu nước nồng nàn, đoàn quân của ông đã chiến thắng trở về.

Trong cuộc kháng chiến trường kì đánh đuổi thực dân Pháp, Bác Hồ kính yêu đã ra lời kêu gọi toàn quân, toàn dân một lòng nhất tề đứng lên đánh Pháp: “..Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc..”.

Cuộc kháng chiến trường kì chống đế quốc Mỹ là một bản anh hùng ca về khối đoàn kết toàn dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mĩ xâm lược có vũ khí và trang thiết bị quân sự tối tân nhất thế giới, nhân dân hai miền Nam Bắc như máu của máu việt Nam, như thịt của thịt Việt Nam đã xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang, kết thúc hơn hai mươi năm kháng chiến trường kì bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mà đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân năm 1975. Lúc này, nhớ biết bao lời dạy của Bác Hồ:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

Không những trong chiến đấu bảo vệ tổquốc, sức mạnh của đoàn kết còn được thể hiện trong công cuộc xây dựng tổ quốc, kiến thiết đất nước. Con đê sông Hồng, sông Thái Bình sừng sững như những bức tường thành dài hàng trăm cây số là kết tinh từ sức mạnh đoàn kết, chung lưng, đấu cật của biết bao thế hệ, qua bao thời gian. Nhờ công ơn của biết bao thế hệ “chụm lại” mà ta có thành phố cửa biển to đẹp như ngày này.Từ ngày đầu thành lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu với 95% dân số mù chữ, ngày nay chúng ta đã khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Điều đó khẳng định được tinh thần đoàn kết, sức mạnh đoàn kết của cả đất nước trong mấy chục năm qua. Từ đó, cũng cho thấy được tinh thần đoàn kết quốc tế của đất nước ta, để hợp tác bạn bè quốc tế, nâng cao tiềm lực đất nước, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung toàn cầu…

Ngay trong mỗi gia đình nhỏ nếu mọi người đều biết yêu thương nhau, tôn trọng nhau, giúp đỡ lẫn nhau, gắn kết một lòng thì gia đình luôn hạnh phúc, hoà thuận. Lớp chúng em cũng vậy, khi mọi người đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm cùng làm việc gì thì khó đến đâu chúng em cũng hoàn thành, nhưng khi chưa thống nhất được, chưa nhất trí được thì làm việc gì cũng thấy còn nhiều khó khăn.

Tóm lại, câu ca dao của ông cha ta đúc kết lại qua hàng ngàn năm vừa là chân lí, vừa là lời dạy bảo, nhắc nhở đối với mỗi người, mỗi tập thể và với cả dân tộc. Bài học ấy được rút ra từ lịch sử dựng nước và giữ nước và luôn cần được ghi nhớ, làm theo trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, tập thể và trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm