Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 20

Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài Sự ăn mòn kim loại

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 20. Tài liệu kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh rèn luyện giải Hóa học 12 chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo.

Giải bài tập Hóa học 12 SBT

Bài 5.52, 5.53, 5.54 trang 41 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

5.52. Sự ăn mòn kim loại không phải là

A. sự khử kim loại.

B. sự oxi hoá kim loại.

C. sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

D. sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất.

5.53. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?

A. Ngâm trong dung dịch HC1.

B. Ngâm trong dung dịch HgSO4.

C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

5.54. Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là

A. thiếc.

B. sắt.

C. cả hai đều bị ăn mòn như nhau.

D. không kim loại nào bị ăn mòn.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn các đáp án

5.52. A

5.53. D

5.54. B

Bài 5.55; 5.56; 5.57, 5.58, 5.59 trang 42 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

5.55. Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là

A. để kim loại sáng bóng đẹp mắt.

B. để không gây ô nhiễm môi trường.

C. để không làm bẩn quần áo khi lao động.

D. để kim loại đỡ bị ăn mòn.

5.56. Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?

A. Ancol etylic (etanol)

B. Dây nhôm

C. Dầu hỏa

D. Axit clohiđric

5.57. Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là

A. sự khử kim loại.

B. sự tác dụng của kim loại với nước.

C. sự ăn mòn hoá học.

D. sự ăn mòn điện hoá học.

5.58. Trong khí quyển có các khí sau: O2, Ar, CO2, H2O, N2. Những khí nào là nguyên nhân gây ra ăn mòn kim loại?

A. O2 và H2O.

B. CO2 và H2O.

C. O2 và N2

D. Phương án A hoặc B.

5.59. Cho 4 cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau:

(1) Fe và Pb ;

(2) Fe và Zn ;

(3) Fe và Sn ;

(4) Fe và Ni.

Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là

A.1.

B. 2.

C.3.

D. 4.

Hướng dẫn trả lời:

5.55. D

5.56. D

5.57. C

5.58. D

5.59. C

Bài 5.60,5.61,5.62, 5.63, 5.64 trang 43 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

5.60 Người ta dự định dùng một số phương pháp chống ăn mòn kim loại sau:

1. Cách li kim loại với môi trường xung quanh.

2. Dùng hợp kim chống gỉ

3. Dùng chất kìm hãm.

1. Ngâm kim loại trong H20.

2. Dùng phương pháp điện hoá.

Phương pháp đúng là

A. 1,3, 4, 5.

B. 1,2, 3,4.

C. 2, 3, 4, 5.

D. 1,2, 3, 5

5.61. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học?

A. Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.

B. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.

C. Về bản chất, ăn mòn hóa học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

D. Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.

5.62. Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép (phần chìm dưới nước biển), ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt ngầm dưới đất, người ta gắn vào mặt ngoài của thép những tấm Zn. Người ta đã bảo vệ thép khỏi sự ăn mòn bằng cách nào cho dưới đây?

A. Cách li kim loại với môi trường.

B. Dùng phương pháp điện hoá.

C. Dùng Zn là chất chống ăn mòn

D. Dùng Zn là kim loại không gỉ.

5.63. Một sợi dây phơi quần áo bằng Cu được nối với một đoạn dây Al. Trong không khí ẩm, ở chỗ nối của hai kim loại đã xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Chỗ nối hai kim loại Al - Cu trong không khí ẩm xảy ra hiên tượng ăn mòn điện hoá. Kim loại Al là cực dương, bị ăn mòn.

B. Chỗ nối 2 kim loại Al - Cu trong không khí ẩm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá. Kim loại Al là cực âm, bị ăn mòn.

C. Do kim loại Al đã tạo thành lớp oxit bảo vệ nên trong không khí ẩm không có ảnh hưởng đến độ bền của dây Al nối với Cu.

D. Không có hiện tượng hoá học nào xảy ra tại chỗ nối 2 kim loại Al - Cu trong không khí ẩm.

5.64. Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp Zn. Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp nào sau đây?

A. Bảo vệ bề mặt.

B. Bảo vệ điện hoá.

C. Dùng chất kìm hãm.

D. Dùng hợp kim chống gỉ.

Hướng dẫn trả lời:

5.60. D

5.61. D

5.62. B

5.63. B

5.64. A

Bài 5.65 trang 44 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học.

Hướng dẫn trả lời:

Phân loại

Ăn mòn hóa học

Ăn mòn điện hóa

Điều kiện xảy ra ăn mòn

Thường xảy ra ở những thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi

Các điện cực phải khác nhau, có thể là cặp hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại - phi kim hoặc cặp kim loại - hợp chất hóa học (như Fe3C). Trong đó kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn sẽ là cực âm.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn, các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

Cơ chế của sự ăn mòn

Thiết bị bằng Fe tiếp xúc với hơi nước, khí oxi thường xảy ra phản ứng:
3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2
3Fe + 2O2 Fe3O4

- Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng gang (hợp kim Fe- C) (hoặc thép) trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí CO2, SO2, O2... sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên ngoài kim loại.
- Tinh thế Fe (cực âm), tinh thể C là cực dương.
Ở cực dương: xảy ra phản ứng khử:
2H+ + 2e → H2 ;

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Ở cực âm: xảy ra phản ứng oxi hóa:
Fe → Fe2+ + 2e
Những Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O

Bản chất của sự ăn mòn

Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường, ăn mòn xảy ra chậm

Là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.
Mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học.

Bài 5.66 trang 44 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Hãy nêu những phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại. Cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó.

Hướng dẫn trả lời:

Phương pháp chống ăn mòn

Cơ sở khoa học

PP bảo vệ bề mặt

Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường

PP điện hóa

Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hóa và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ

Bài 5.67 trang 44 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

H2 thoát ra nhanh hơn hẳn. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Hướng dẫn trả lời:

Khi nhỏ thêm vào một ít dung dịch CuSO4 lập tức xảy ra pư
Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu

Trong dung dịch hình thành một pin điện giữa các cực là Cu và Zn có sự dịch chuyển các dòng e trong dung dịch.

ion H+ trong dung dịch nhận các e đó và thoát ra dưới dạng khí và tốc độ pư nhanh hơn.

Bài 5.68 trang 44 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì chỗ nối mau trở nên kém tiếp xúc.

Hướng dẫn trả lời:

Khi đồng và nhôm tiếp xúc trực tiếp nhau 1 thời gian thì tại điểm tiếp xúc ấy xảy ra hiện tượng "ăn mòn điện hoá". Hiện tượng này làm phát sinh một chất có điện trở lớn, làm giảm dòng điện đi qua dây.

Bài 5.69 trang 44 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Một hợp kim có cấu tạo tinh thể hỗn hợp Cu - Zn để trong không khí ẩm. Hãy cho biết hợp kim bị ăn mòn hoá học hay điện hoá học.

Hướng dẫn trả lời:

Hợp kim bị ăn mòn điện hoá học.

Zn là điện cực âm, bị ăn mòn. Cu là điện cực dương không bị ăn mòn.

Bài 5.70 trang 44 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li:

a) Al - Fe ;

b) Cu - Fe ;

c) Fe - Sn.

Cho biết kim loại nào trong mỗi cặp sẽ bị ăn mòn điện hoá học.

Hướng dẫn trả lời:

a) Al (điện cực âm) bị ăn mòn, Fe (điện cực dương) không bị ăn mòn

b) Fe (điện cực âm) bị ăn mòn, Cu (điện cực dương) không bị ăn mòn.

c) Fe (điện cực âm) bị ăn mòn, Sn (điện cực dương) không bị ăn mòn.

Ở những vết sây sát của vật làm bằng sắt tráng kẽm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học.

Bài 5.71 trang 44 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì hiện tượng gì sẽ xảy ra khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm.

Hướng dẫn trả lời:

Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm thì sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

Bài 5.72 trang 44 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Ngâm 9 g hợp kim Cu - Zn trong dung dịch axit HCl dư thu được 896 ml khí H2 (đktc). Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim.

Hướng dẫn trả lời:

Zn + 2H+ → Zn2+ + H2

nZn=n H2={{0,896} \over {22,4}} = 0,04(mol)\(nZn=n H2={{0,896} \over {22,4}} = 0,04(mol)\)

=> mZn = 0,04.65 = 2,6 (g)

\% {m_{Zn}} = {{2,6} \over 9}.100 = 28,89\% ;\% {m_{Cu}} = {\rm{ }}71,11\%\(\% {m_{Zn}} = {{2,6} \over 9}.100 = 28,89\% ;\% {m_{Cu}} = {\rm{ }}71,11\%\)

----------------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Hóa học 12

    Xem thêm