Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 6

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 7 hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Lời giải bài tập Lịch sử 7 SBT này sẽ giúp các bạn giải các câu hỏi trong vở bài tập Lịch sử 7 theo chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập 1 trang 18 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1 Các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện vào

A. những thế kì trước Công nguyên.

B. những thế kỉ đầu Công nguyên

C. thế kỉ X-XIII.

D. thế kỉ X-XVIII.

2. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh vượng vào thời gian

A. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.

B. từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV.

C. từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.

D. từ nửa sau thế kỉ XVIII.

3. Thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên vương quốc

A. Cham-pa. B. Su-khô-thay.

C. Lan Xang. D. Pa-gan

4. Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me hình thành, được gọi là

A. Cam-pu-chia

B. Cham-pa.

C. Khơ-me.

D. Chân Lạp.

5. Thời kì Ăng-co kéo dài trong khoảng thời gian

A. thế kỉ V- X.

B. thế kỉ IX - X

C. thế kỉ IX - XV.

D. thế ki X - XV.

6. Tộc người chiếm đa số ở Cam-pu-chia là

A: người Thái. B. người Khơ-me.

c. người Chăm. D. người Lào.

7. Chủ nhân của cánh đồng Chum ở Lào là

A. người Môn cổ.

B. người Lào Lùm.

C. người Lào Thơng.

D. người Khơ-me.

8. Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là

A. Khúm Bo-lom.

B. Pha Ngừm.

C. Xu-lin-nha Vông-xa.

D. Chậu A Nụ.

9. Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian

A. thế kỉ X - XV. B. thế kỉ XV - XVI.

C. thế kỉ XV - XVII. D. thế kỉ XVI - XVIII.

Trả lời

1

2

3

4

5

6

7

8

9

B

C

B

D

C

B

C

B

C

Bài tập 2 trang 19 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trước các câu sau.

1. Các nước Đông Nam Á đều có chung điều kiện tự nhiên là khí hậu ôn đới, thuận lợi cho các cây lưu niên.

2. Dấu vết con người thời nguyên thuỷ đã được tìm thấy ở hầu khắp các nước Đông Nam Á

3. Các quốc gia nhỏ đã ra đời và phát triển ở khu vực phía nam Đông Nam Á trong khoảng những thế kỉ trước Công nguyên

4. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của nước Mi-an-ma sau này.

5. Khu đền tháp Ăng-co Vát là công trình nghệ thuật đặc sắc của đất nước

Cam-pu-chia.

Trả lời

Đúng: 2, 5;

Sai: 1, 3, 4.

Bài tập 3 trang 20 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hoàn thành bảng thống kê sau về các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Cam-pu-chia từ thế kỉ I đến thế kỉ XIX

Giai đoạn

Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI

Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII

Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV

Năm 1863

Trả lời

Giai đoạn

Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI

Thời tiền sử (đồ đá) cư dân cổ lập nước Phù Nam

Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII

Thời kì hình thành và bước đầu phát triển của nhà nước Cam-pu-chia sơ kì, còn có tên gọi là Bha-va-pu-ra. Khu vực ban đầu của vương quốc này ớ trung lưu sông Mê Công.

Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV

Là thời kì Ăng-co, giai đoạn phát triển của Cam-pu-chia.

Năm 1863

Giai đoạn suy yếu và khủng hoảng của Cam-pu-chia.

Bài tập 4 trang 20 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Nêu những biểu hiện về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co

Trả lời

Thời kì Ăng-co (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV) là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia. Biểu hiện: nông nghiệp phát triển, lãnh thổ mở rộng, văn hoá độc đáo, tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp (Ăng-co Vát, Ăng-co Thom).

Bài tập 5 trang 20 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hoàn thành bảng thống kê sau về các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIX

Giai đoạn

Nội dung chính

Thế kỉ XIII

Năm 1353

Thế kỉ XV-XVII

Từ thế kỉ XVIII

Cuối thế kỉ XIX

Trả lời

Giai đoạn

Nội dung chính

Thế kỉ XIII

Chủ nhân đầu tiên, sinh sống lâu đời phải kể đến người Lào Thơng, Mãi đến thế kỷ XIII mới có một nhóm người Thái di cư đến đây gọi là người Lào Lùm. Tổ chức sơ khai của Lào, khi xã hội phân hóa là các Mường cổ. Ông vua đầu tiên theo truyền thuyết là Khún Bo-lon đã lên ngôi và thực hiện cha truyền con nối. Có 15 vị vua kế tiếp trong vòng 500 năm.

Năm 1353

Sau những ngày tháng lãnh đạo nhân dân Lan Xang chiên đấu anh dũng thì Phà Ngừm thống nhất đất nước, Phà Ngừm lên ngôi vua ở Xiềng đông – Xiềng thông (sau này Xiềng đông – Xiềng thông là Luông Pha bang). Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi)

Thế kỉ XV-XVII

Vương quốc Lan Xang bựớc vào giai đoạn thịnh vượng. Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, xây dựng quân đội hùng mạnh, thiết lập quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng.

Từ thế kỉ XVIII

Vương quốc Lan Xang suy yếu dần vì các cuộc tranh giành ngôi báu trong hoàng tộc. Sau khi Xu-li-nha Vông-xa qua đời, đất nước bị chia cắt, nhân cơ hội đó, Xiêm đã chiếm và cai trị Lào.

Cuối thế kỉ XIX

Lào trở thành thuộc địa của Pháp.

Bài tập 6 trang 21 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Trình bày những thuận lợi và khó khăn của các nước Đông Nam Á trong việc phát triển nông nghiệp thời phong kiến.

  • Thuận lợi:
  • Khó khăn:

Trả lời

  • Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất đai phì nhiêu, màu mỡ; mưa nhiều là nguồn cung cấp nước để tưới tiêu cho đồng ruộng, nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.
  • Khó khăn: thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán, thiên tai, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Bài tập 7 trang 21 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Nêu tóm tắt các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.

  • Khoảng 10 thế kỉ đầu Công nguyên:
  • Từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII:
  • Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX:

Trả lời

  • Khoảng 10 thế kỉ đầu Công nguyên: các quốc gia Đông Nam Á xuất hiện
  • Từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII: Thời kỳ hình thành và phát triển thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á
  • Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX: Các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kỳ suy yếu.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
27
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Lịch Sử 7

    Xem thêm