Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 4: Lá - Phần 2

Bài tập môn Sinh học lớp 6

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 4: Lá - Phần 2 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 3: Thân - Phần 3

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 4: Lá - Phần 1

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 4: Lá - Phần 3

Khoanh tròn vào chữ cái chỉ phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi bài sau:

Câu 1. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có gân lá song song?

  1. Cây mía, cây lúa, cây tre.
  2. Cây cải, cây tỏi, cây ngô.
  3. Cây bưởi, cây mít, cây gừng.
  4. Cây nghệ, cây gừng, cây hoa hồng

Câu 2. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có lá đơn?

  1. Cây bưởi, cây ổi, cây hoa hồng.
  2. Cây mồng tơi, cây quýt, cây dâu.
  3. Cây nghệ, cây gừng, cây xấu hổ.
  4. Cây khoai tây, cây nhãn, cây khoai lang.

Câu 3. Nhóm cày nào sau đây có đặc điểm: màu xanh ở 2 mặt lá không khác nhau?

  1. Cây lúa, cây ngô, cây mía.
  2. Cây bưởi, cây hồng xiêm, cây bầu.
  3. Cây lim, cây sấu, cây hoa sữa.
  4. Cây mồng tơi, cây su hào, cây cà chua.

Câu 4. Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp là

  1. nước, hàm lượng khí cacbônic, nhiệt độ.
  2. nước, hàm lượng khí cacbônic, nhiệt độ, ánh sáng.
  3. nước, hàm lượng khí ôxi, nhiệt độ, ánh sáng.
  4. nước, hàm lượng khí ôxi, nhiệt độ.

Câu 5. Nguyên liệu để lá chế tạo chất hữu cơ ngoài ánh sáng là

  1. nước và khí ôxi.
  2. nước và chất diệp lục.
  3. nước và khí cacbônic.
  4. nước và khí nitơ.

Câu 6. Trong quá trình quang hợp chê tạo chất hữu cơ, lá cáy thải ra môi trường khí gì?

  1. Khí ôxi.
  2. Khí cacbônic.
  3. Khí nitơ.
  4. Hơi nước.

Câu 7. Trong phiến lá, bộ phận nào sau đây là nơi diễn ra quá trinh quang hợp?

  1. Tế bào biểu bì mặt trên.
  2. Thịt lá.
  3. Tế bào biểu bì mặt dưới.
  4. Lỗ khí.

Câu 8. Cho thí nghiệm sau

- Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày.

- Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt rồi đem chậu cây đó ra chỗ có ánh sáng mạnh (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W 4-6 giờ).

- Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90° đun sôi cách thuỷ đến khi lá có màu trắng. Rửa sạch lá trong nước ấm.

- Cho lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iôt loãng).

Câu 8.1. Mục đích của thí nghiệm trên là gì?

  1. Tìm hiểu chất cây cần để tạo ra tinh bột
  2. Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với quang hợp.
  3. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
  4. Xác định chất mà cây thải ra khi quang hợp.

Câu 8.2. Thao tác ngắt lá, bỏ băng giấy đen rồi cho vào cồn 90° đun sôi cách thuỷ nhằm mục đích

  1. tẩy hết chất diệp lực của lá.
  2. luộc chín lá.
  3. làm chết tế bào lá.
  4. phá vỡ tầng cutin của lá.

Câu 8.3. Khi cho lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột thì

  1. lá có màu vàng nhạt.
  2. lá có màu xanh đen.
  3. phần lá bị che kín có màu vàng nhạt, phần lá không bị che có màu xanh tím.
  4. phần lá bị che kín có màu xanh đen, phần lá không bị che có màu vàng nhạt.

Câu 9. Quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là

  1. 20°C - 30°C.
  2. 30°C - 40°C.
  3. C. 10°C - 20°C.
  4. 40°C trở lên.

Câu 10. Cây hô hấp cần sử dụng chất nào sau đây làm nguyên liệu?

  1. Chất hữu cơ.
  2. Nước.
  3. Khí cacbônic.
  4. Khí nitơ.

Câu 11. Để đất trồng được thoáng khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp, cần thực hiện các biện pháp nào sau đây?

  1. Trước khi gieo hạt cần cày, bừa cho đất tơi xốp.
  2. Trong quá trình cây phát triển cần xới, xáo, làm cỏ sục bùn.
  3. Cây sống trên cạn khi bị ngập phải kịp thời tháo nước.
  4. Cả A, B và C.

Câu 12: Sự thoát hơi nước từ lá ra môi trường được thực hiện chủ yếu qua

  1. các lỗ khí.
  2. tế bào biểu bì mặt trên.
  3. tế bào biểu bì mặt dưới.
  4. thịt lá.

Câu 13: Lỗ khí thường phân bố chủ yếu ở

  1. mặt trên của lá.
  2. mặt dưới của lá.
  3. thịt lá.
  4. gân lá.

Câu 14: Cây nào sau đây có lá ngọn dạng tua cuốn?

  1. Cây đậu Hà Lan.
  2. Cây bèo đất.
  3. Cây hành.
  4. Cây mồng tơi.

Trả lời:

bài tập sinh học lớp 6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 6

    Xem thêm