Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Sinh lớp 6 trang 33: Cấu tạo miền hút của rễ

Giải bài tập Sinh lớp 6: Cấu tạo miền hút của rễ

Giải bài tập trang 33 SGK Sinh lớp 6: Cấu tạo miền hút của rễ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải bài tập Sinh học 6 của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cấu tạo miền hút của rễ trong môn Sinh học 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết

Vỏ gồm biểu bì có nhiêu lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 33 Sinh học lớp 6:

Bài 1: (trang 33 SGK Sinh 6)

Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

  • Vỏ gồm: biểu bì, thịt vỏ có các chức năng hút nước, muối khoáng rồi chuyển vào trụ giữa.
  • Trụ giữa gồm: các bó mạch và ruột có chức năng chuvển các chất và chứa chất dư trữ.
  • Miền hút: là miền quan trọng nhất của rễ, có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối khoáng.

Bài 2: (trang 33 SGK Sinh 6)

Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.

Bài 3: (trang 33 SGK Sinh 6)

Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Tại sao?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút. Vì những cây mà rễ ngập trong nước thì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì cúa rễ (không cần lông hút).

Bài tiếp theo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
89
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 6

    Xem thêm