Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 6 bài 30: Thụ phấn

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 6: Thụ phấn

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 30 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học môn Sinh học 6, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt!

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

a. Hoa tự thụ phấn

  • Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
  • Đặc điểm hoa tự thụ phấn:Hoa lưỡng tính.
  • Nhị và nhụy chín đồng thời.

b. Hoa giao phấn

  • Là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
  • Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng 1 lúc.
  • Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người…

2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 30

Hình 1: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

  • Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt.
  • Hạt phấn to và có gai.
  • Đầu nhụy có chất dính.

3. Đặc điểm thụ phấn nhờ gió

Những cây thụ phấn nhờ gió thường có:

  • Hoa nằm trên ngọn cây
  • bao hoa thường tiêu giảm
  • chỉ thị nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
  • đầu nhụy thường có lông dính.

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 30

Hình 2: Hoa phi lao thụ phấn nhờ gió

4. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.

Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản phẩm quả và hạt tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 30

Hình 3: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió

1 – Cụm hoa đực (bông cờ) 2- Một hoa đực 3- Bao phấn 4-Cụm hoa cái 5-Một hoa cái 6-Vòi nhụy

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 30

Hình 4: Thụ phấn bổ sung cho ngô

A- Lấy hạt phấn vào phễu; B- Rắc hạt phấn vào cụm hoa cái

5. Tổng kết

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 30

Hình 5: Sơ đồ tư duy bài Thụ phấn

6. Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 30

Câu 1. Hoa tự thụ phấn là

A. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.

B. Hoa có hạt phấn rơi vào đậu nhụy của một hoa khác cùng cây.

C. Hoa có các hạt phấn tự thụ phấn cho nhau.

D. Hoa có hạt phấn từ nhụy rơi vào đầu nhị của chính nó.

Câu 2. Hoa tự thụ phấn

A. Có thể là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính.

B. Luôn là hoa lưỡng tính.

C. Luôn là hoa đơn tính.

D. Phần lớn là hoa lưỡng tính, một số ít là hoa đơn tính.

Câu 3. Hoa giao phấn bao gồm những đối tượng nào?

A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc

B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc

C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhụy chín cùng lúc

D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhụy chín không cùng lúc

Câu 4. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm nào sau đây?

A. Hạt phấn to, có gai.

B. Đầu nhụy có chất dính

C. Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ và toả ra mùi thơm, có đĩa mật

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 5. Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó?

A. Đậu nhụy có chất dính

B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng

C. Bao hoa thường tiêu giảm

D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ

Câu 6. Những cây có hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Toả ra mùi hương ngọt ngào, đặc biệt quyến rũ

C. Có màu trắng nổi bật để sâu bọ dễ nhận biết

D. Có đĩa mật để níu chân sâu bọ

Câu 7. Mỗi hoa lưỡng tính thường có bao nhiêu nhụy?

A. 5

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 8. Cây nào dưới đây thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ?

A. Phi lao

B. Nhài

C. Lúa

D. Ngô

Câu 9. Cây nào dưới đây không thụ phấn nhờ sâu bọ, cũng không thụ phấn nhờ gió?

A. Mướp

B. Rong đuôi chó

C. Dạ hương

D. Quỳnh

Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những loài hoa thụ phấn nhờ gió?

A. Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau

B. Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh

C. Hoa hồng, hoa sen, hoa cải

D. Hoa râm bụt, hoa khế, hoa na

Câu 11: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là gì?

  1. Hoa có màu sặc sỡ.
  2. Hoa có hương thơm, mật ngọt.
  3. Đầu nhụy có chất dính.
  4. Hạt phấn to, có gai.
  5. Hoa có màu trắng.
  6. Hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều.

A. 1, 2, 3, 4.

B. 2, 3, 4, 5.

C. 1, 3, 4, 5.

D. 3, 4, 5, 6.

Câu 12: Giao phấn là hiện tượng

A. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

B. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa đó

C. Hạt phấn của hoa này tiếp xúc với đầu nhụy của hoa kia

D. Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái trong noãn tạo thành hợp tử

Câu 13: Hoa giao phấn gồm những đối tượng nào?

A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc

B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc

C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhụy, nhị chín cùng lúc

D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhụy chín không cùng lúc

Câu 14: Thụ phấn là hiện tượng

A. Hạt phấn phát tán ra khỏi bao phấn

B. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

C. Hạt phấn nảy mầm

D. Hạt phấn tiếp xúc với noãn

Câu 15: Chọn từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là .......................

A. Sâu bọ

B. Hoa giao phấn

C. Gió

D. Hoa tự thụ phấn

Đáp án

Câu 1: ACâu 2: BCâu 3: DCâu 4: DCâu 5: ACâu 6: ACâu 7: DCâu 8: B
Câu 9: BCâu 10: ACâu 11: BCâu 12: CCâu 13: DCâu 14: CCâu 15: A

------------------------

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các em nội dung kiến thức Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 30. Để học tốt môn Sinh học 6, mời các em cùng tham khảo thêm giải bài tập Sinh học 6, giải vở bài tập Sinh học 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm