Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 6 bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá

Tóm tắt lý thuyết Cấu tạo trong của phiến lá

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 20 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt!

Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá

A. Lý thuyết Sinh học 6 bài 20

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 20

Hình 1: Sơ đồ cắt ngang phiến lá

Cấu tạo của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thân lá và thịt lá.

1. Biểu bì

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 20

Hình 2: Lớp tế bào biểu bì đã được bóc ra

1-Biểu bì mật trên 2-Biểu bì mặt dưới

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 20

Hình 3: Trạng thái của lỗ khí

  • Biểu bì có tác dụng bảo vệ: tế bào phải xếp sát nhau.
  • Lỗ khí đóng mở giúp thoát hơi nước.
  • Lỗ khí tập trung ở mặt dưới của phiến lá.
  • Lỗ khí thông với khoang chứa không khí ở bên trong của phiến lá.

2. Thịt lá

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 20

Hình 4: Sơ đồ cấu tạo một phiến lá có độ phóng đại lớn

  • Cấu tạo của thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng có lục lạp ở bên trong.
  • Cấu tạo của thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng có lục lạp ở bên trong.
  • Thịt lá có vai trò thu nhận ánh sáng để tạo chất hữu cơ cho cây. Khi có đủ ánh sáng lục lạp hình thành.

Đặc điểm so sánh

TB biểu bì mặt trên

TB biểu bì mặt dưới

Hình dạng

Dài bầu dục

Dẹp, ngắn

Cách sắp xếp

Xếp xít nhau

thưa

Số lượng lục lạp

Nhiều

ít

Chức năng

Chế tạo chất hữu cơ

Chứa và trao đổi khí

Bảng 1. Bảng so sánh đặc điểm của tế bào biểu bì mặt trên và mặt dưới

3. Gân lá

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 20

Hình 5: Gân lá

Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm phần mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.

4. Tổng kết

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 20

Hình 6: Sơ đồ tư duy bài Cấu tạo trong của phiến lá

B. Bài tập sinh học 6 và hướng dẫn giải

Bài 1: Hãy nối mỗi bộ phận của phiến lá ở cột A với mỗi chức năng ở cột B sao cho phù hợp:

CỘT A

Các bộ phận

CỘT B

Chức năng

1. Lỗ khí gồm 2 tế bào hình hạt đậu, có khả năng đóng mở

A. có chức năng bảo vệ phiến lá

2. Biểu bì gồm các tế bào không màu, trong suốt

B. có chức năng chế tạo chất hữu cơ

3.Thịt lá gồm các tế bào chứa lục lạp

C. có chức năng vận chuyển các chất nuôi cây

4. Gân lá gồm các bó mạch

D. Giúp lá trao đổi khí và hơi nước

Hướng dẫn:

1 – D; 2 – A; 3 – B; 3 – C

Bài 2: Cho các từ: vận chuyển, bảo vệ, biểu bì, đóng mở, lỗ khí, lục lạp

Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ…… trong những câu sau:

(1) Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào …………trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá.

(2) Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng………… cho các phần bên trong của phiến lá.

(3) Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều…………………

(4) Hoạt động…………………của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.

(5) Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều ……………………có chức năng thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.

(6) Gân lá có chức năng …………………………..các chất cho phiến lá

Hướng dẫn:

(1) Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào biểu bì trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá.

(2) Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng bảo vệ cho các phần bên trong của phiến lá.

(3) Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều lỗ khí.

(4) Hoạt động đóng, mở của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.

(5) Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều lục lạp có chức năng thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.

(6) Gân lá có chức năng vận chuyển các chất cho phiến lá

C. Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 20

Câu 1. Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo thành bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu?

A. 5 tế bào

B. 4 tế bào

C. 3 tế bào

D. 2 tế bào

Câu 2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ở lá cây, … là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

A. Lỗ khí

B. Biểu bì

C. Lục lạp

D. Gân lá

Câu 3. Ở thực vật trên cạn, lỗ khí thường tập trung ở

A. Mặt trên của lá.

B. Mặt dưới của lá.

C. Gân lá.

D. Phần thịt lá.

Câu 4. Chức năng chủ yếu của gân lá là gì?

A. Phân chia, làm tăng kích thước của lá

B. Bảo vệ, che chở cho lá

C. Tổng hợp chất hữu cơ

D. Vận chuyển các chất

Câu 5. Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm nào dưới đây?

A. Bao gồm các tế bào xếp dãn cách nhau, không chứa lục lạp

B. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp

C. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa ít lục lạp

D. Bao gồm các tế bào dãn cách, chứa nhiều lục lạp

Câu 6. Cây nào dưới đây chỉ có lỗ khí ở mặt trên của lá?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Nong tằm

C. Trang

D. Súng

Câu 7. Lỗ khí được tìm thấy ở cả hai mặt lá của cây nào dưới đây?

A. Đoạn

B. Ngô

C. Trang

D. Thường xuân

Câu 8. Các lỗ khí ở lá cây có vai trò gì?

A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng sau quang hợp đi nuôi cây

B. Giúp quá trình trao đổi khí diễn ra thuận lợi và tạo điều kiện cho quá trình thoát hơi nước của cây

C. Thu nhận ánh sáng mặt trời làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 9. Phần biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi mấy lớp tế bào?

A. 4 lớp

B. 3 lớp

C. 2 lớp

D. 1 lớp

Câu 10. Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là

A. Chế tạo chất hữu cơ cho cây.

B. Tổng hợp nước và muối khoáng cho cây.

C. Dẫn truyền các chất dinh dưỡng xuống phần dưới của cây.

D. Bảo vệ, che chở cho toàn bộ phiến lá.

Câu 11: Phiến lá không gồm bộ phận nào?

A. Các gân lá xen giữa phần thịt lá

B. Mạch rây và mạch gỗ

C. Biểu bì bao bọc bên ngoài

D. Thịt lá ở bên trong

Câu 12: Mặt trên của lá thường có màu xanh lục, thẫm hơn mặt dưới lá là vì

A. Tế bào thịt lá ở mặt trên chứa ít diệp lục hơn tế bào thịt lá ở phía dưới

B. Mặt trên có nhiều lỗ khí hơn mặt dưới

C. Mặt trên có ít lỗ khí hơn mặt dưới

D. Tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều diệp lục hơn tế bào thịt lá ở phía dưới

Câu 13: Nhóm cây nào sau đây có đặc điểm: màu xanh ở 2 mặt lá không khác nhau?

A. Cây lúa, cây ngô, cây mía.

B. Cây bưởi, cây hồng xiêm, cây bầu.

C. Cây lim, cây sấu, cây hoa sữa.

D. Cây mồng tơi, cây su hào, cây cà chua.

Câu 14: Trong phiến lá, bộ phận nào sau đây là nơi diễn ra quá trình quang hợp?

A. Tế bào biểu bì mặt trên.

B. Thịt lá.

C. Tế bào biểu bì mặt dưới.

D. Lỗ khí.

Câu 15: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những bộ phận nào?

A. Biểu bì, khoang trống, các bó mạch

B. Biểu bì, gân lá gồm các bó mạch

C. Biểu bì, thịt lá, gân lá gồm các bó mạch

D. Biểu bì, lỗ khí, khoang trống

Đáp án

Câu 1 - DCâu 2 - CCâu 3 - BCâu 4 - DCâu 5 - BCâu 6 - ACâu 7 - BCâu 8 - B
Câu 9 - DCâu 10 - ACâu 11 - ACâu 12- DCâu 13 - ACâu 14 - BCâu 15- C

---------------------------------

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Sinh học 6 bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm