Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 170 SGK Sinh lớp 6: Nấm (tiếp theo)

Giải bài tập trang 170 SGK Sinh lớp 6: Nấm (tiếp theo)

Giải bài tập trang 170 SGK Sinh lớp 6: Nấm (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về nấm trong môn Sinh học 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 161, 164 SGK Sinh lớp 6: Vi khuẩn

Giải bài tập trang 167 SGK Sinh lớp 6: Nấm

A. Tóm tắt lý thuyết: Nấm (tiếp theo)

Nấm là những cơ thể dị thường (kí sinh hoặc hoại sinh). Ngoài thức ăn là các chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển. Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Bên cạnh những nấm có ích cũng có nhiều nấm có hại.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 170 Sinh học lớp 6: Nấm (tiếp theo)

Bài 1: (trang 170 SGK Sinh 6)

Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Tại sao?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Phần lớn nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật, phân động vật (nấm hoại sinh). Những nấm khác sống bám trên cơ thể sống (thực vật, động vật và người), chủ yếu là thực vật. Đó là nấm kí sinh. Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y).

Bài 2: (trang 170 SGK Sinh 6)

Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Vì nấm hoại sinh là một khâu trong chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Tất cả các xác chết của động thực vật đều được nấm hoại sinh phân giải thành chất vô cơ đơn giản. Vừa giải quyết việc ùn tắc các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này là nguồn sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.

Bài 3: (trang 170 SGK Sinh 6)

Kể một số nấm có lợi và một số nấm có hại cho người?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Nấm có lợi: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi, nấm rơm, mộc nhĩ...

Nấm có hại: nấm gây bệnh ở bắp ngô, nấm gây bệnh ở lá và củ khoai tây, nấm độc đỏ, nấm độc đen...

Bài 4: (trang 170 SGK Sinh 6)

Hãy tìm trong vườn trường hoặc vườn nhà em những cây có bệnh do nấm và quan sát xem cây bị bệnh ở bộ phận nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Các em có thể quan sát cây trong vườn (kể cả cây cảnh, cây rau) hoặc cây trên đồng ruộng để tìm những cây có bệnh do nấm.

Qua đó rút ra nhận xét: nấm thường bị bệnh ở bộ phận nào, khả năng phát triển của cây bệnh so với cây không bị bệnh để thấy được tác hại do nấm gây ra đối với cây trồng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 6

    Xem thêm