Lý thuyết Sinh học 6 bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 6: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 48 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học môn Sinh học 6, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt!
1. Vai trò của động vật với thực vật
a. Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật
- Lượng oxi mà thực vật nhả ra có ý nghĩa quan trọng với sinh vật khác kể cả con người.
- Thực vật là nguồn thức ăn phong phú cho động vật và con người
Tên con vật | Thức ăn | ||||
Lá | Rễ, củ | Cả cây | Quả | Hạt | |
Chim sẻ | X | ||||
Thỏ | X | X | |||
Sóc | X | X | |||
Lợn | X | X | |||
Hươu | X | ||||
Khỉ | X | X | |||
Voi | X | X | |||
Ngựa | X | X |
Hình 1: Ví dụ minh họa chuỗi thức ăn
Hình 2: Chuỗi thức ăn
Ngoài vai trò chính là làm thức ăn cho động vật, một số ít thực vật cũng gây hại:
Hình 3: Cây hoa trúc đào
- Đối với chó, mèo và ngựa thì cây trúc đào là một thứ cực kỳ đáng sợ, nó có thể gây suy tim cho các loài trên khi ăn phải, biểu hiện là mất thăng bằng, nhịp tim nhanh cũng như chảy rất nhiều nước bọt.
Hình 4: Hoa Ly
- Hoa lily rất đẹp nhưng đối với mèo cưng nhà bạn thì không! Chỉ cần một chiếc lá hay một cánh hoa cũng đủ gây ngộ độc cho mèo vì thế hãy để mèo tránh xa loại hoa kiểng đẹp này nhé!
- Lá và hoa cây duốc cá thường được dùng để tiêu diệt một số loại cá dữ trong hồ, ao nuôi cá.
- Lá ngón có chứa chất cực độc nên có hại cho con người và động vật! Lá ngón mọc ở rừng núi, nên khi đi rừng, các bạn phải chú ý đến cây này nhé!
- “Thủy triều đỏ” hay sự “nở hoa” của tảo là hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển. Sự “nở hoa” của tảo có khi làm nước biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo… lấy hết ôxi, làm các sinh vật khác chết ngạt.
b. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
Hình 5: Thực vật cung cấp nơi ở và sinh sản cho động vật
2. Thực vật với đời sống con người.
a. Những cây có giá trị sử dụng
Tên cây | Cây lương thực | Cây thực phẩm | Cây ăn quả | Cây công nghiệp | Cây lấy gỗ | Cây làm thuốc | Cây làm cảnh | Công dụng khác. |
Nhãn | X | |||||||
Lúa | X | |||||||
Thông | X | X | ||||||
Đậu | X | |||||||
Cao su | X | X | ||||||
Sầu riêng | X | |||||||
Cam thảo | X |
b. Những cây có hại cho sức khoẻ con người
Hình 6: Hoa anh túc
Trong quả Anh túc chất nhựa trắng, lấy ra phơi khô thành thuốc phiện, trong đó chứa 10% morphin, có thể giải trừ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim, chủ yếu dùng trong co thắt cơ tim tắc động mạch. Nhưng dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc dần dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trở thành”con nghiện”, sau đó nghẹt thở chết. Do đó, ngoài việc trồng làm thuốc được quản lý chặt chẽ ra, nhà nước cấm trồng cây Anh túc.
Hình 7: Hoa đỗ quyên
Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.
Hình 8: Huệ lili
Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa…
3. Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 48
Câu 1. Lá của cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người?
A. Lá mồng tơi
B. Lá chuối
C. Lá khoai tây
D. Lá xà cừ
Câu 2. Hầu hết các bộ phận của cây nào dưới đây đều chứa độc tố và gây hại đến sức khỏe con người?
A. Rau ngót
B. Cần tây
C. Trúc đào
D. Chùm ngây
Câu 3. Để diệt cá dữ trong đầm nuôi thủy sản, người ta sử dụng loại cây nào dưới đây?
A. Duốc cá
B. Đinh lăng
C. Ngũ gia bì
D. Xương rồng
Câu 4. Cây nào dưới đây là cây công nghiệp?
A. Mướp đắng
B. Thuốc lá
C. Rau ngót
D. Lúa nước
Câu 5. Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc?
A. Sen
B. Cần sa
C. Mít
D. Dừa
Câu 6. Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì?
A. Hêrôin
B. Nicôtin
C. Côcain
D. Solanin
Câu 7. Họ thực vật nào dưới đây có nhiều cây được dùng để làm cảnh vì hoa của chúng thường rất đẹp?
A. Họ Cúc
B. Họ Lúa
C. Họ Dừa
D. Họ Bầu bí
Câu 8. Loại thực vật nào dưới đây là tác nhân gây nên hiện tượng nước “nở hoa”?
A. Tảo
B. Rêu
C. Dương xỉ
D. Thông
Câu 9. Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật?
A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp
C. Tất cả các phương án đưa ra
D. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật
Câu 10. Cây nào dưới đây được dùng để sản xuất chất gây nghiện?
A. Anh túc
B. Chè
C. Ca cao
D. Cô-ca
Câu 11: Thực vật không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo oxi cung cấp cho quá trình hô hấp của động vật
B. Góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính
C. Cung cấp nguồn thức ăn cho động vật
D. Tham gia điều hòa khí hậu
Câu 12: Nhóm động vật ăn thực vật là
A. Chuột, báo, thỏ
B. Voi, thỏ, chim
C. Hổ, voi, thỏ
D. Chuột, chim, cáo
Câu 13: Động vật sử dụng thực vật làm nơi sống và nơi sinh sản là
A. Chim, sóc
B. Hổ, sóc
C. Hổ, chim
D. Khỉ, cáo
Câu 14: Nhóm thực vật có ích cho con người là
A. Cây lúa, cây khoai, cây chè
B. Cây chè, cây thuốc lá, cây lúa
C. Cây chè, cây su hào, cây cần sa
D. Cây thuốc phiện, cây cần sa, cây thuốc lá
Câu 15: Nhóm thực vật có hại cho con người là
A. Cây chè, cây su hào, cây cần sa
B. Cây thuốc phiện, cây cần sa, cây thuốc lá
C. Cây chè, cây thuốc lá, cây lúa
D. Cây lúa, cây khoai, cây chè
Câu 16: Củ tam thất có tác dụng nào dưới đây?
A. Cầm máu, trị thổ huyết
B. Tăng cường sinh lực
C. Bổ máu, tăng hồng cầu
D. Tất cả các ý trên
Câu 17: Lá của cây nào dưới đây có thể tiết ra chất có tác dụng diệt khuẩn?
A. Chuối
B. Mồng tơi
C. Lá ngón
D. Tràm
Câu 18: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật
B. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sống cho động vật
C. Trong một số ít trường hợp, thực vật cũng có thể gây hại cho động vật
D. Tất cả các phương án trên
Đáp án
Câu 1: A | Câu 2: B | Câu 3: A | Câu 4: B | Câu 5: A | Câu 6: B | Câu 7: A | Câu 8: A | Câu 9: C |
Câu 10: A | Câu 11: B | Câu 12: B | Câu 13: A | Câu 14: A | Câu 15: B | Câu 16: D | Câu 17: D | Câu 18: D |
Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các em nội dung kiến thức Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 48. Để học tốt môn Sinh học 6, mời các em cùng tham khảo thêm giải bài tập Sinh học 6, giải vở bài tập Sinh học 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6.