Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 6 bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 6: Hạt và các bộ phận của hạt

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 33 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học môn Sinh học 6, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt!

1. Các cấu tạo của hạt

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 33

Hình 1: Cấu tạo của hạt

A- Một nửa hạt đậu đen đã bóc vỏ; B- Hạt ngô đã bóc vỏ

Câu hỏi

Hạt đỗ đen

Hạt ngô

1. Hạt gồm những bộ phận nào?

Vỏ và phôi

Vỏ,phôi, nhũ phôi

2. Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?

Vỏ hạt

Vỏ hạt

3.Phôi gồm những bộ phận nào?

Chồi, lá, thân và rễ mầm

Chồi, lá, thân và rễ mầm

4. Phôi có mấy lá mầm?

2 lá mầm

1 lá mầm

5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu.

ở 2 lá mầm

ở phôi nhũ

So sánh hạt đỗ đen và hạt ngô

a. Giống nhau

  • Hạt đều gồm có vỏ và phôi.
  • Phôi đều gồm có các bộ phận: Lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.

b. Khác nhau

Đặc điểm

Hạt đỗ đen

Hạt ngô

Phôi nhũ

Không có

Số lá mầm

Hai

Một

Bộ phận chứa chất dinh dưỡng dự trữ

Hai lá mầm

Phôi nhũ

Kết luận

Hạt hai lá mầm

Hạt một lá mầm

Ví dụ hạt khác

Hạt lạc,hạt bưởi,…

Hạt thóc,hạt kê,…

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 33

Hình 2: Cây một lá mầm và cây hai lá mầm

  • Cây hai lá mầm: Phôi của hạt có hai lá mầm. (đỗ đen, lạc, bưởi, cam …)
  • Cây một lá mầm: Phôi của hạt chỉ có một lá mầm. (Ngô, lúa, kê, …)

2. Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 33

Câu 1. Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ?

A. Cau

B. Lúa

C. Ngô

D. Lạc

Câu 2. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu?

A. Lá mầm

B. Phôi nhũ

C. Chồi mầm

Câu 3. Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng?

A. Rễ

B. Lá mầm

C. Phôi nhũ

D. Chồi mầm

Câu 4. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính?

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 5. Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm?

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 6. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu?

A. Thân mầm hoặc rễ mầm

B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm

C. Lá mầm hoặc rễ mầm

D. Lá mầm hoặc phôi nhũ

Câu 7. Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây?

A. Hạt đậu đen

B. Hạt cọ

C. Hạt bí

D. Hạt cải

Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm?

A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long

B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót

C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo

D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta

Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.

C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.

D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

Câu 10. Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây?

A. Hạt ngô

B. Hạt lạc

C. Hạt cau

D. Hạt lúa

Câu 11: Phôi của hạt gồm

A. Phôi nhũ, rễ mầm, thân mầm và chồi mầm

B. Rễ mầm, lá mầm, chồi mầm và phôi nhũ

C. Phôi nhũ, thân mầm, chồi mầm

D. Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm

Câu 12: Hạt của cây một lá mầm là

A. Cây mít

B. Cây nhãn

C. Cây ngô

D. Cây đậu

Câu 13: Hạt của cây 2 lá mầm là

A. Cây kê

B. Cây ngô

C. Cây lúa

D. Cây lạc

Câu 14: Hạt gồm các bộ phận

A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

B. Vỏ, lá mầm, chồi mầm.

C. Vỏ, phôi nhũ, chồi mầm.

D. Vỏ, thân mầm, rễ mầm.

Câu 15: Phôi của hạt gồm những bộ phận

A. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm.

B. Rễ mầm, chồi mầm, phôi nhũ.

C. Rễ mầm, thân mầm, lá mầm.

D. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm, lá mầm.

Đáp án

Câu 1: DCâu 2: ACâu 3: CCâu 4: ACâu 5: CCâu 6: DCâu 7: BCâu 8: C
Câu 9: CCâu 10: BCâu 11: BCâu 12: DCâu 13: CCâu 14: ACâu 15: D

----------------------------

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các em nội dung kiến thức Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 33. Để học tốt môn Sinh học 6, mời các em cùng tham khảo thêm giải bài tập Sinh học 6, giải vở bài tập Sinh học 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
35
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm