Giải bài tập trang 172 SGK Sinh lớp 6: Địa y
Giải bài tập trang 172 SGK Sinh lớp 6: Địa y
Giải bài tập trang 172 SGK Sinh lớp 6: Địa y được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về địa y trong môn Sinh học 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
A. Tóm tắt lý thuyết: Địa y
Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm cộng sinh, thường sống bám trên thân cây gỗ hoặc trên đá. Địa y đóng vai trò trong việc tạo thành đất và cũng có giá trị kinh tế.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 172 Sinh học lớp 6: Địa y
Bài 1: (trang 172 SGK Sinh 6)
Địa y có những hình dạng nào? Chúng mọc ở đâu?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.
Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
Chúng mọc ra ở trên thân cây, cành cây, tường cũ, tảng đá.
Bài 2: (trang 172 SGK Sinh 6)
Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Trong đó. các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).
Bài 3: (trang 172 SGK Sinh 6)
Vai trò của địa y như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
- Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò "tiên phong mở đường".
- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.
- Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.