Lý thuyết Sinh học 6 bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Lý thuyết Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 11 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt.
Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 10
Giải bài tập trang 37 SGK Sinh lớp 6: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
A. Lý thuyết Sinh học 6 bài 11
I. Cây cần nước và các loại muối khoáng
1. Nhu cầu nước của cây
- Nước rất cần cho cây
- Nhu cầu nước tùy thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn, từng bộ phận của cây
2. Nhu cầu muối khoáng của cây
- Các loại muối khoáng chủ yếu cần nhiều cho cây: muối đạm, muối kali, muối lân
- Nhu cầu muối khoáng tùy thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn, từng bộ phận của cây
Câu 1: Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây
- Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).
- Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấy hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nitơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali...
Câu 2: Có thể làm những thí nghiệm nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng.
- Bố trí thí nghiệm làm thí nghiệm chứng minh cây cần nước: Trồng 2 cây cái vào 2 chậu đất A và B (như nhau) và tưới nước đều tới khi 2 cây bén rễ (tươi tốt như nhau). Rồi sau đó. hãng ngày chỉ tưới nước cho cây ở chậu A. không tưới nước cho cây ở chậu B. Kết quả, cây chậu A vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, còn cây chậu B còi cọc. phát triển không bình thường. Như vậy, nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây.
- Làm thí nghiệm chứng minh cây cần muối khoáng: Trồng 2 cây như nhau vào 2 chậu, chậu A có đủ các loại muối khoáng: đạm. lân, Kali, nhưng chậu B lại thiếu muối đạm. Hàng ngày chăm sóc và tưới nước như nhau cho 2 cây ở 2 chậu. Kết quả theo dõi sau 2 tuần: cây ở chậu A phát triển (xanh tốt) bình thường, còn cây ở chậu B kém phát triển (vàng xấu). Điều đó chứng tỏ muối khoáng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Câu 3: Theo em những giải đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
- Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời kì sinh trưởng mạnh như khi đâm chồi, nảy lộc, đẻ nhánh (ở lúa), chuẩn bị ra hoa (làm đòng ở lúa). Bởi vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây.
C. Trắc nghiệm Sinh học bài 11
Câu 1. Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?
A. Củ đậu
B. Khoai lang
C. Cà rốt
D. Rau ngót
Câu 2. Những loại cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều
A. Muối đạm và muối lân.
B. Muối đạm và muối kali.
C. Muối lân và muối kali.
D. Muối đạm, muối lân và muối kali.
Câu 3. Thực vật cần nhiều nước và muối khoáng ở giai đoạn nào dưới đây?
A. Hạt đang nảy mầm
B. Ra hoa
C. Tạo quả, hình thành củ
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 4. Chọn các từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được ...(1)... hấp thụ, sau đó được chuyển qua phần ...(2)... tới ...(3)....
A. (1): lông hút; (2): mạch rây; (3): mạch gỗ
B. (1): lông hút; (2): thịt vỏ; (3): mạch gỗ
C. (1): miền chóp rễ; (2): thịt vỏ; (3): mạch rây
D. (1): lông hút; (2): thịt vỏ; (3): mạch rây
Câu 5. Loại đất nào dưới đây thích hợp để trồng cây công nghiệp?
A. Đất pha cát
B. Đất đá ong
C. Đất đỏ bazan
D. Đất phù sa
Câu 6. Để cho năng suất cao, chúng ta nên trồng các cây hoa màu ở loại đất nào?
A. Đất đỏ bazan
B. Đất phù sa
C. Đất pha cát
D. Đất đá ong
Câu 7. Vì sao khi bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ mất đi khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Vì khi đó rễ ở trạng thái trương nước, khiến cho quá trình hút nước ở rễ bị cản trở.
B. Vì khi đó cây bị thiếu ôxi nên hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút nước và muối khoáng.
C. Vì khi đó lượng nước và muối khoáng dồi dào nên chúng tự thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt rễ, đồng thời lông hút sẽ bị tiêu biến do không còn giữ chức năng hút nước và muối khoáng.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 8. Khả năng hút nước của rễ cây trồng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng
B. Tất cả các phương án đưa ra
C. Giá thể sinh trưởng (các loại đất trồng, dung dịch dinh dưỡng khác nhau
D. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Câu 9. Trong các thực vật sau đây, thực vật nào có rễ dài nhất?
A. Dừa nước
B. Rau má
C. Cỏ lạc đà
D. Xương rồng
Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những tác nhân khiến cho nhu cầu nước của cây gia tăng?
A. Trời lặng gió, nền nhiệt thấp, độ ẩm cao
B. Trời nhiều gió, nền nhiệt cao, độ ẩm cao
C. Trời lặng gió, nền nhiệt thấp, độ ẩm thấp
D. Trời nhiều gió, nền nhiệt cao, độ ẩm thấp
Đáp án
Câu 1 - D | Câu 2 - A | Câu 3 - D | Câu 4 - B | Câu 5 - C |
Câu 6 - B | Câu 7 - B | Câu 8 - B | Câu 9 - C | Câu 10 - D |
---------------------------------
Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Sinh học 6 bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.