Lý thuyết Sinh học 6 bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 26 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học môn Sinh học 6, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt!
Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 6: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
A. Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 26
1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa
Hình 1: Một số cây tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá
Cây rau má bò trên mặt đất ẩm: Mỗi mấu thân đều có chồi và rễ. Mỗi mấu thân như vậy sẽ tạo thành một cây mới.
Củ gừng để ở nơi ẩm: khi đó củ gừng sẽ nảy chồi và rễ hình thành cây mới.
Củ khoai lang để ở nơi ẩm: củ khoai lang hút ẩm, nảy chồi và rễ hình thành cây mới.
Lá thuốc bỏng có hình thành các cây con có chồi và rễ quanh rìa lá, một thời gian, các cây con rơi xuống đất ẩm ta được cây mới.
2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây
Hình 2: Một số cây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Từ các thành phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Hình 3: Sơ đồ tư duy Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
B. Bài tập minh họa Sinh học lớp 6 bài 26
Câu 1: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có hình thức sinh sản bằng thân rễ:
A. Cây sắn, khoai lang, rau má
B. Cây gừng, cây nghệ, cây cỏ gấu
C. Lá thuốc bỏng, cây dong ta, cây su hào
D. Cỏ tranh, củ cải, rau má
Câu 2: Quan sát củ khoai tây cho biết cây khoai tây sinh sản bằng gì?
A. Thân rễ
B. Bằng lá
C. Thân củ
D. Rễ củ
Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:
A. Sinh sản bằng cách cho hạt nảy mầm, không có sự can thiệp của con người.
B. Sinh sản bằng cách có sự can thiệp của con người.
C. Là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
D. Là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng rễ.
Câu 4: Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào thường gặp:
A. Thân rễ, thân củ, lá
B. Bằng lá, rễ củ, thân củ
C. Thân rễ, thân củ, rễ củ, lá
D. Rễ củ, thân rễ, lá
Câu 5: Muốn củ khoai lang, khoai tây không mọc mầm ta phải bảo quản nó như thế nào?
A. Sau khi thu hoạch, đặt chúng ở ngoài vườn, chỗ mát
B. Xếp chúng ở góc nhà, chỗ ẩm.
C. Xếp chúng lên giàn tre, để nơi thoáng
D. Cả ba cách đều được
Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản sinh dưỡng?
A. Sinh sản bằng thân rễ
B. Sinh sản bằng lá
C. Sinh sản bằng hạt
D. Sinh sản bằng rễ củ
Câu 7. Khi diệt cỏ dại, chúng ta cần lưu ý điều gì? Vì sao?
A. Ngắt bỏ hết lá vì cỏ dại thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.
B. Nhổ bỏ tận gốc vì cỏ dại thường phát tán rất nhanh nhờ quá trình sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.
C. Cắt sát gốc vì cỏ dại không có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và tốc độ tăng trưởng của chúng thì cực chậm.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 8. Cây rau má sinh sản sinh dưỡng bằng
A. Rễ củ.
B. Thân rễ.
C. Thân bò.
D. Thân củ.
Câu 9. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật đều có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ?
A. Cam, na
B. Cau, mía
C. Cỏ gấu, tre
D. Riềng, chuối
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cây khoai tây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ
B. Cây chuối sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng rễ củ.
C. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.
D. Cây bí đỏ sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.
Câu 11: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có hình thức sinh sản bằng thân rễ?
A. Cây sắn, khoai lang, rau má
B. Cây gừng, cây nghệ, cây cỏ gấu
C. Lá thuốc bỏng, cây dong ta, cây su hào
D. Cỏ tranh, củ cải, rau má
Câu 12: Sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên không có hình thức sau
A. Sinh sản bằng rễ, rễ củ
B. Sinh sản bằng lá
C. Sinh sản bằng cách thụ phấn
D. Sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng thân rễ
Câu 13: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng
A. Hình thành cá thể mới từ một phần thân cây mẹ.
B. Hình thành cá thể mới từ sự nảy mầm của hạt.
C. Hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ.
D. Hình thành rất nhiều cá thể mới từ một mô
Câu 14: Sinh sản bằng thân bò là hình thức sinh sản
A. Từ rễ, rễ củ sẽ nảy chồi, mỗi chồi nhô lên mặt đất phát triển thành cây mới
B. Khi thân bò đến đâu thì các mấu ở ngọn ra lá và rễ phụ mới, mỗi mẫu sẽ tách ra thành một cây non
C. Từ những chồi non của thân rễ mọc nhô lên mặt đất và gốc chồi bén rễ thành cây mới
D. Từ các mép là mọc ra nhiều chồi và rễ, mỗi chồi sẽ phát triển thành cây con mới
Câu 15: Sinh sản bằng thân rễ là hình thức sinh sản
A. Từ rễ, rễ củ sẽ nảy chồi, mỗi chồi nhô lên mặt đất phát triển thành cây mới
B. Từ các mép là mọc ra nhiều chồi và rễ, mỗi chồi sẽ phát triển thành cây con mới
C. Khi thân bò đến đâu thì các mấu ở ngọn ra lá và rễ phụ mới, mỗi mẫu sẽ tách ra thành một cây non
D. Từ những chồi non của thân rễ mọc nhô lên mặt đất và gốc chồi bén rễ thành cây mới
Câu 16: Sinh sản bằng rễ, củ rễ là hình thức sinh sản
A. Khi thân bò đến đâu thì các mấu ở ngọn ra lá và rễ phụ mới, mỗi mẫu sẽ tách ra thành một cây non
B. Từ những chồi non của thân rễ mọc nhô lên mặt đất và gốc chồi bén rễ thành cây mới
C. Từ các mép là mọc ra nhiều chồi và rễ, mỗi chồi sẽ phát triển thành cây con mới
D. Từ rễ, rễ củ sẽ nảy chồi, mỗi chồi nhô lên mặt đất phát triển thành cây mới
Câu 17: Khoai tây sinh dưỡng bằng
A. Thân bò
B. Thân củ
C. Lá
D. Rễ củ
>>> Tài liệu tham khảo thêm:
Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các em nội dung kiến thức Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 26. Để học tốt môn Sinh học 6, mời các em cùng tham khảo thêm giải bài tập Sinh học 6, giải vở bài tập Sinh học 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6.