Giải bài tập trang 154, 156 SGK Sinh lớp 6: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
Giải bài tập trang 154, 156 SGK Sinh lớp 6: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
Giải bài tập trang 154, 156 SGK Sinh lớp 6: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người trong môn Sinh học 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 148 SGK Sinh lớp 6: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
Giải bài tập trang 151 SGK Sinh lớp 6: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
A. Tóm tắt lý thuyết: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật. Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người), cung cấp ôxi dùng cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 154, 156 Sinh Học lớp 6: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
Bài 1: (trang 154 SGK Sinh 6): Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật. Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật. Cung cấp ôxi dùng cho quá trình hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản của một số động vật.
Bài 2: (trang 154 SGK Sinh 6): Kể tên một số loài động vật ăn thực vật.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Ngựa, trâu, bò, thỏ, cừu, dê...
Bài 3: (trang 154 SGK Sinh 6)
Trong các chuỗi liên tục sau đây: ..v.v.v.v
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Cây cỏ là thức ăn của con nai, con nai là thức ăn của con hổ
Cây rau muống là thức ăn của con lợn, con lợn là thức ăn của con người.
C. Bài tập trang 156 SGK Sinh 6:
Bài 1: (trang 156 SGK Sinh 6): Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hằng ngày của mình như thế nào? Cho một vài ví dụ cụ thể.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
STT | Tên cây | Cây lương thực | Cây thực phẩm | Cây ăn quả | Cây công nghiệp | Cây lấy gỗ | Cây làm thuốc | Cây làm cảnh | |
1 | Cây mít | + | + | ||||||
2 | Cây sen | + | + | + | |||||
3 | Cây lúa | ||||||||
4 | Rau cải | + | |||||||
5 | Cà chua | + | |||||||
6 | Khoai tây | + | |||||||
7 | Lim | + | |||||||
8 | Xà cừ | + | |||||||
9 | Cà phê | ||||||||
10 | Sâm | + | |||||||
11 | Quy | + | |||||||
12 | Ngọc lan | + | |||||||
13 | Ngô | + | . | ||||||
14 | Hoa cúc | + | |||||||
15 | Su hào | + |
Con người sử dụng thực vật làm cây: lương thực, thực phẩm ăn quả lấy gỗ, công nghiệp, làm thuốc và làm cảnh.
Bài 2: (trang 156 SGK Sinh 6): Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Không có thực vật thì không có nguồn cung cấp ôxi cho người và động vật.
Không có thực vật thì không có nguồn thức ăn cung cấp cho động vật. Không có thực vật thì con người không tồn tại được.
Bài 3: (trang 156 SGK Sinh 6): Ở địa phương em có những cây Hạt kín nào có giá trị kinh tế?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Nói chung ở các địa phương đều có rất nhiều cây Hạt kín có giá trị kinh tế. Ví dụ: lúa, ngô, đậu, lạc, cam, quýt, mít, dừa, dưa, nhãn, vải, hồng, táo, mận ..
Bài 4: (trang 156 SGK Sinh 6): Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicôtin dùng để chế thuốc trừ sâu. Nếu ta hút thuốc lá, nhất là hút nhiều, thì có hại do chất nicôtin thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi. Vì vậy ta không nên hút thuốc lá, đặc biệt khi còn nhỏ tuổi.
Trong nhựa tiết ra từ quả của cây thuốc phiện chứa moocphin và herôin là những chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ gây nghiện. Khi đã mắc nghiện thì rất khó chữa. Nghiện thuốc phiện có hại đến sức khỏe và gây hậu quả xấu không những cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội.
Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 159 SGK Sinh lớp 6: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật