Lý thuyết Sinh học 6 bài 37: Tảo

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 6: Tảo

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 37 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học môn Sinh học 6, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt!

1. Cấu tạo của tảo

a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt)

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 37

Hình 1: Hình dạng và cấu tạo tế bào của một phần sợi tảo xoắn

  • Cơ thể có dạng sợi, màu xanh lục, trơn, nhớt.
  • Cấu tạo cơ thể tảo:
    • Mỗi sợi tảo xoắn gồm nhiều tế bào hình chữ nhật xếp nối tiếp nhau.
    • Cấu tạo gồm: Vách tế bào, nhân và thể màu chứa diệp lục màu xanh.
  • Sinh sản:
    • Sinh dưỡng bằng cách đứt đoạn.
    • Kết hợp hai tế bào thành hợp tử cho ra sợi tảo mới.

b. Quan sát rong mơ (Tảo nước mặn)

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 37

Hình 2: Rong mơ (tảo nước mặn)

  • Rong mơ có màu nâu.
  • Cơ thể có hình dạng gần giống cây xanh có hoa.
  • Cấu tạo tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất phụ màu nâu.
  • Ngoài sinh sản sinh dưỡng rong mơ còn sinh sản hữu tính.

2. Một số Tảo khác thường gặp

a. Tảo đơn bào

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 37

Hình 3: 1- Tảo tiểu cầu, 2- tảo silic

b. Tảo đa bào

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 37

Hình 4: Một số loại tảo nước ngọt và nước mặn

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 37

Hình 5: Một số loại tảo khác

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 37

Hình 6: Tảo đơn bài, tảo đa bào

c. Đặc điểm chung của tảo

Tảo là thực vật bậc thấp vì:

  • Hầu hết sống ở nước.
  • Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, chưa phân hóa mô
  • Có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục.
  • Sinh sản sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính

3. Vai trò của tảo

a. Có lợi

  • Cung cấp oxi và làm thức ăn cho động vật nhỏ ở nước.
  • Một số tảo cung cấp thức ăn cho người, gia súc, làm thuốc, phân bón,…

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 37

Hình 7: Lợi ích của tảo

b. Có hại

  • Một số tảo đơn bào sinh sản nhanh làm “nước nở hoa” gây chết cá.
  • Tảo xoắn, tảo vòng sống trong ruộng lúa làm lúa khó đẻ nhánh.

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 37

Hình 8: Mặt có hại của tảo

4. Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 37

Câu 1. Loại tảo nào dưới đây có màu xanh lục?

A. Rong mơ

B. Tảo xoắn

C. Tảo nâu

D. Tảo đỏ

Câu 2. Loại tảo nào dưới đây có cấu tạo đơn bào?

A. Rau diếp biển

B. Tảo tiểu cầu

C. Tảo sừng hươu

D. Rong mơ

Câu 3. Loại tảo nào dưới đây có môi trường sống khác với những loại tảo còn lại?

A. Tảo sừng hươu

B. Tảo xoắn

C. Tảo silic

D. Tảo vòng

Câu 4. Trong các loại tảo dưới đây, loại tảo nào có kích thước lớn nhất?

A. Tảo tiểu cầu

B. Rau câu

C. Rau diếp biển

D. Tảo lá dẹp

Câu 5. Khi nói về tảo, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

A. Sống chủ yếu nhờ việc hấp thụ chất hữu cơ từ môi trường ngoài

B. Hầu hết sống trong nước

C. Luôn chứa diệp lục

D. Có cơ thể đơn bào hoặc đa bào

Câu 6. Vì sao nói “Tảo là thực vật bậc thấp”?

A. Vì chúng không có khả năng quang hợp

B. Vì cơ thể chúng có cấu tạo đơn bào

C. Vì cơ thể chúng chưa có rễ, thân, lá thật sự

D. Vì chúng sống trong môi trường nước

Câu 7. Tảo có vai trò gì đối với đời sống con người và các sinh vật khác?

A. Cung cấp nguồn nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất giấy, hồ dán, thuốc nhuộm… ngoài ra còn được sử dụng làm phân bón, làm thuốc.

B. Cung cấp nguồn thức ăn cho con người và nhiều loài động vật.

C. Cung cấp ôxi cho hoạt động hô hấp của con người và hầu hết các sinh vật khác.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 8. Loại tảo nào dưới đây có màu nâu?

A. Rau diếp biển

B. Rong mơ

C. Tảo xoắn

D. Tảo vòng

Câu 9. Loại tảo nào dưới đây có hình dạng tương tự như một cây xanh thật sự?

A. Tảo silic

B. Tảo vòng

C. Tảo tiểu cầu

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 10. Tế bào tảo xoắn có hình gì?

A. Hình cầu

B. Hình chữ nhật

C. Hình vuông

D. Hình lá

Câu 11: Những loài tảo nào dưới đây sống ở nước mặn?

A. Rong mơ, rau câu, tảo sừng hươu

B. Rong mơ, tảo xoắn, tảo vòng

C. Rau diếp biển, tảo tiểu cầu, tảo xoắn

D. Tảo vòng, tảo nâu, rau câu

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là đúng về mức độ tổ chức cơ thể của tảo?

A. Đơn bào

B. Đa bào, chưa phân hóa thành rễ, thân, lá

C. Đa bào, đã phân hóa thành rễ, thân, lá

D. Cả A và B

Câu 13: Cấu tạo của tảo xoắn gồm

A. Diệp lục, vách tế bào và nhân tế bào

B. Vách tế bào, hạt dự trữ và nhân tế bào

C. Vách tế bào, chất nguyên sinh và nhân tế bào

D. Thể màu, vách tế bào và nhân tế bào

Câu 14: Tảo xoắn sống ở

A. Nước ngọt

B. Nước lợ

C. Nước mặn

D. Dưới biển

Câu 15: Tảo rong mơ sống ở

A. Nước ngọt

B. Dưới biển

C. Nước lợ

D. Nước mặn

Câu 16: Cấu tạo của rong mơ

A. Cơ thể đa bào, dạng cành cây, ngoài chất diệp lục còn có sắc tố màu nâu, sinh sản sinh dưỡng hoặc hữu tính

B. Cơ thể dạng cành cây, có sắc tố phụ màu nâu, sinh sản sinh dưỡng

C. Cơ thể đơn bào, ngoài chất diệp lục còn có sắc tố phụ màu nâu, sinh sản hữu tính

D. Tất cả đều đúng

Câu 17: Nhóm tảo đơn bào gồm

A. Tảo tiểu cầu, rau diếp biển

B. Tảo silic, tảo vòng

C. Tảo vòng, rau diếp biển

D. Tảo tiểu cầu, tảo silic

Câu 18: Nhóm tảo đa bào gồm

A. Tảo silic, tảo vòng, rau câu

B. Tảo vòng, rau câu, tảo sừng hươu

C. Tảo silic, tảo sừng hươu, rau câu

D. Tảo tiểu cầu, tảo vòng, râu câu

Đáp án 

Câu 1: BCâu 2: BCâu 3: ACâu 4: DCâu 5: ACâu 6: CCâu 7: DCâu 8: BCâu 9: B
Câu 10: BCâu 11: ACâu 12: DCâu 13: ACâu 14: BCâu 15: CCâu 16: DCâu 17: CCâu 18: B

-------------------------------------

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các em nội dung kiến thức Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 37. Để học tốt môn Sinh học 6, mời các em cùng tham khảo thêm giải bài tập Sinh học 6, giải vở bài tập Sinh học 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6.

Đánh giá bài viết
21 4.190
Sắp xếp theo

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm