Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 100 SGK Sinh lớp 6: Thụ phấn

Giải bài tập trang 100 SGK Sinh lớp 6: Thụ phấn

Giải bài tập trang 100 SGK Sinh lớp 6: Thụ phấn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về phương thức thụ phấn ở thực vật trong môn Sinh học 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 95 SGK Sinh lớp 6: Cấu tạo và chức năng của hoa

Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 6: Các loại hoa

A. Tóm tắt lý thuyết:

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn. Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác là hoa giao phấn. Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 100 Sinh học lớp 6:

Bài 1: (trang 100 SGK Sinh 6)

Thụ phấn là gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn. Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác là hoa giao phấn. Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

Bài 2: (trang 100 SGK Sinh 6)

Thế nào là hoa tự thụ phấn?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó (hoa lạc, hoa đỗ đen, hoa đỗ xanh..)

* Điểm khác nhau cơ bản của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn (hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào) là: Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc. Còn hoa giao phấn là những hoa đơn tính hoặc những hoa lưỡng tính, nhị và nhụy không chín cùng một lúc.

Bài 3: (trang 100 SGK Sinh 6)

Hãy kể tên hai loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Tìm những đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của mỗi hoa đó.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Ví dụ về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng...

* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

Bài 4: (trang 100 SGK Sinh 6)

Những cây có hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Đặc điểm của những hoa nở về ban đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương... là thường có màu trắng (nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
48
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 6

    Xem thêm