Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 6 bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 6: Phần lớn nước vào cây đi đâu?

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 24 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học môn Sinh học 6, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt!

A. Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 24

1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu?

a. Thí nghiệm của Dũng và Tú: Video 1: Nước trong cây đi đâu?

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 24

Hình 1: Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú

  • Tiến hành thí nghiệm
    • Bước 1: Trồng 2 cây tươi vào 2 chậu: Chậu A: ngắt bỏ lá và Chậu B: không ngắt bỏ lá
    • Bước 2: Trùm túi nilông vào cả 2 cây.
    • Bước 3: Để 2 cây sau 1 giờ, quan sát hiện tượng.
  • Nhận xét:
    • Chậu đã ngắt bỏ lá sau 1h thành túi vẫn trong.
    • Chậu chưa ngắt bỏ lá sau 1h thấy thành túi mờ không nhìn rõ lá nữa.
  • Kết luận: Thí nghiệm chỉ chứng minh được ở cây có lá đã có hiện tượng thoát hơi nước, cây không có lá không có hiện tượng đó. Thí nghiệm chưa chứng minh được lượng nước thoát ra là do rễ hút lên.

b. Thí nghiệm của Tuấn và Hải

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 24

Hình 2: Thí nghiệm của Tuấn và Hải

  • Tiến hành thí nghiệm
    • Bước 1: Hai lọ thủy tinh A và B có mức nước bằng nhau trên phủ lớp dầu. Lọ A: cây tươi có rễ, thân, lá. Lọ B: cây tươi có rễ, thân, không có lá
    • Bước 2: Đặt cả 2 lọ lên bàn cân sao cho cân thăng bằng.
  • Nhận xét: Mực nước ở lọ A giảm hẳn, mực nước ở lọ B giữ nguyên. Cán cân lệch về phía đĩa có lọ B.
  • Kết luận:
    • Thí nghiệm đã chứng minh được lượng nước do rễ hút lên đã được thoát ra ngoài qua lá.
    • Vì mức nước của lọ A (cây có lá) đã bị giảm, chứng tỏ rễ của cây có lá đã hút một lượng nước. Mức nước ở lọ B (cây không có lá) gần như giữ nguyên. Do vậy cán cân lệnh về phía đĩa có lọ B.

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 24

Hình 3: Hơi nước thoát qua lỗ khí

2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 24

Hình 4: ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá

Tạo sức hút giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

Giúp lá cây khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.

3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?

Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí đã ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.

4. Tổng kết

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 24

Hình 5: Tổng kết Phần lớn nước vào cây đi đâu?

B. Bài tập minh họa Sinh học lớp 6 bài 24

Bài 1: Vì sao vào những ngày nắng nóng, khô hanh, có gió khô thổi mạnh người ta thường phải tưới nhiều nước hơn những ngày râm mát, nồm ẩm hay lặng gió?

Hướng dẫn:

Vì những ngày đó cây bị mất nước nhiều. Nên cần cung cấp thêm lượng nước.

Bài 2: Khi nào lá cây thoát hơi nước nhiều?

Hướng dẫn:

Khi trời nắng nóng, khô hanh, gió khô thổi mạnh.

Bài 3: Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện tượng gì?

Hướng dẫn:

Lá không quang hợp được, các hoạt động sống khác cũng bị ngưng, cây khô héo và cũng có thể bị chết.

Bài 4: Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?

Hướng dẫn:

Nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá khi cây chưa bén rễ.

C. Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 24

Câu 1. Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thải ra ngoài môi trường nhờ hiện tượng

A. Ra hoa, tạo quả.

B. Thoát hơi nước qua lá.

C. Hô hấp ở rễ.

D. Quang hợp ở lá.

Câu 2. Lượng nước thoát ra từ tất cả thực vật trên Trái Đất trung bình mỗi năm là

A. 55 000 tỉ tấn.

B. 45 000 tỉ tấn.

C. 75 000 tỉ tấn.

D. 95 000 tỉ tấn.

Câu 3. Thoát hơi nước ở lá có vai trò nào dưới đây?

A. Điều hoà không khí

B. Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời

C. Giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4. Quá trình thoát hơi nước sẽ diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện nào sau đây?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Thời tiết nắng nóng

C. Không khí khô hanh

D. Có gió thổi mạnh

Câu 5. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, để tránh cho cây không bị mất nước, người ta thường làm gì?

A. Nhúng ngập cây vào nước

B. Tỉa bớt lá

C. Cắt ngắn rễ

D. Tưới đẫm nước cho cây

Câu 6. Quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở bộ phận nào của cây?

A. Quả

B. Rễ

C. Lá

D. Thân

Câu 7. Ở thực vật, thoát hơi nước thường diễn ra chủ yếu ở

A. Mặt dưới của lá.

B. Mặt trên của lá.

C. Lông hút ở rễ.

D. Miền chóp rễ.

Câu 8. Ở cây nào dưới đây, thoát hơi nước chỉ diễn ra ở mặt trên của lá?

A. Thược dược

B. Ngô

C. Lúa

D. Nong tằm

Câu 9. Phần lớn nước thất thoát ra ngoài môi trường qua bộ phận nào của lá?

A. Mép lá

B. Gân lá

C. Lỗ khí

D. Lớp cutin

Câu 10. Cây nào dưới đây thường chỉ thoát hơi nước vào ban đêm?

A. Mồng tơi

B. Xương rồng

C. Đậu xanh

D. Cải ngồng

Câu 11: Sự thoát hơi nước ở lá biểu hiện qua

A. Hơi nước từ trong cây thoát ra qua các lỗ khí làm lượng hơi nước trong cây mất đi, nếu không tưới kịp cây sẽ héo

B. Sự vận chuyển nước trong thân

C. Sự hút nước trong đất vào rễ qua các lông hút

D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải

A. Chọn ngày râm mát, tỉa bớt lá giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá

B. Chọn ngày râm mát rồi mang cây đi trồng

C. Chọn ngày nắng, tỉa bớt là hoặc ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá

D. Chọn ngày râm mát, tỉa bớt lá hoặc ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá

Câu 13: Phần lớn nước vào cây được sử dụng làm gì?

A. Được mạch gỗ vận chuyển đi nuôi cây

B. Dùng để chế tạo chất dinh dưỡng cho cây

C. Được thải ra môi trường

D. Dùng cho quá trình quang hợp

Câu 14: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?

A. Ánh sáng, diệp lục

B. Độ ẩm của không khí

C. Ánh sáng, nhiệt độ

D. Cả A và B đều đúng

Đáp án

Câu 1 - BCâu 2 - ACâu 3 - DCâu 4 - ACâu 5 - BCâu 6 - CCâu 7 - A
Câu 8 - DCâu 9 - CCâu 10 - BCâu 11 - ACâu 12 - DCâu 13 - CCâu 14 - D

>>> Tài liệu tham khảo thêm:

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các em nội dung kiến thức Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 24. Để học tốt môn Sinh học 6, mời các em cùng tham khảo thêm giải bài tập Sinh học 6, giải vở bài tập Sinh học 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm