Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 31
Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 31: Thụ tinh, kết hoa và tạo quả được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 6.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học: Thụ tinh, kết hoa và tạo quả
Câu 1. Hiện tượng thụ tinh kép xảy ra ở loài thực vật nào dưới đây?
A. Rau bợ B. Thông C. Mía D. Dương xỉ
Câu 2. Hoa nhãn có bao nhiêu noãn trong mỗi bông?
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 3. Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa nào chứa nhiều noãn nhất?
A. Hoa măng cụt B. Hoa vải C. Hoa lạc D. Hoa na
Câu 4. Quả nào dưới đây không còn vết tích của đài?
A. Quả B. Quả thị C. Quả cà D. Quả bưởi
Câu 5. Hạt là do bộ phận nào của hoa biến đổi thành sau thụ tinh?
A. Bao phấn B. Noãn C. Bầu nhụy D. Vòi nhụy
Câu 6. Quả chuối khi chín vẫn còn vết tích của
A. Đầu nhụy B. Lá đài. C. Tràng. D. Bao phấn.
Câu 7. Sau khi thụ tinh, bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành
A. Hạt chứa noãn.
B. Noãn chứa phôi.
C. Quả chứa hạt.
D. Phôi chứa hợp tử.
Câu 8. Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là
A. Phôi. B. Hợp tử. C. Noãn. D. Hạt.
Câu 9. Khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhụy, trương lên và nảy mầm thành
A. Chỉ nhị. B. Bao phấn. C. Ống phấn. D. Túi phôi.
Câu 10. Loại quả nào dưới đây đa phần không có hạt?
A. Thanh long B. Chuối C. Hồng xiêm D. Ớt chỉ thiên
Câu 11: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với
A. Vòi nhụy
B. Đầu nhụy
C. Bầu
D. Noãn
Câu 12: Đầu nhụy có chất dính. Đây là một đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ
A. Sâu bọ
B. Nhờ con người
C. Côn trùng
D. Gió
Câu 13: Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng
A. Thụ tinh dẫn đến tạo quả và hạt
B. Tạo quả và hạt
C. Thụ tinh
D. Tất cả đều sai
Câu 14: Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn là
A. Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
B. Noãn sau khi được thụ tinh hình thành hạt
C. Bầu nhụy biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt
D. Tế bào sinh dục đực + tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử
Câu 15: Điều nào sau đây là đúng với sự nảy mầm của hạt phấn?
A. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu.
B. Mỗi hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành ống phấn.
C. Khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
D. Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
Câu 16: Bộ phận nào của hoa tạo thành hạt?
A. Vỏ noãn.
B. Hợp tử.
C. Bầu nhụy
D. Noãn đã thụ tinh.
Câu 17: Ở thực vật, thụ tinh là gì?
A. Là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái trong noãn để tạo thành hợp tử.
B. Là hiện tượng bầu phát triển thành quả chứa hạt.
C. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
D. Là sự kết hợp của hạt phấn với bầu để tạo thành quả.
Câu 18: Thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh, vì
A. Có thụ phấn thì mới có thụ tinh, nhưng hạt phấn phải nảy mầm thì mới xảy ra thụ tinh, có trường hợp xảy ra thụ phấn nhưng không xảy ra thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm.
B. Có thụ phấn thì mới có thụ tinh, nhưng hạt phấn phải nảy mầm thì mới xảy ra thụ tinh.
C. Có trường hợp xảy ra thụ phấn nhưng không xảy ra thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm.
D. Có sự liên quan giữa thụ phấn và thụ tinh để hình thành cơ thể mới.
Câu 19: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản
A. Hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng.
B. Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
C. Có sự tham gia của cây bố và cây mẹ. Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
D. Có sự tham gia của cây bố và cây mẹ.
---------------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 31: Thụ tinh, kết hoa và tạo quả gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, vai trò và đặc điểm cua thụ tinh, kết hoa và tạo quả ở thực vật...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 31: Thụ tinh, kết hoa và tạo quả. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 6, Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 6.
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 32: Các loại quả
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 34: Phát tán của quả và hạt
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 36: Tổng kết về cây có hoa
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 37: Tảo
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 38: Rêu - Cây rêu
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 39: Quyết - Cây dương xỉ
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 40: Hạt trần - Cây thông
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 41: Hạt kín - Đặc điểm của thực vật hạt kín
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 44: Sự phát triển của giới thực vật
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 45: Nguồn gốc cây trồng
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 50: Vi khuẩn
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 51: Nấm
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 52: Địa y