Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 7

Chúng tôi xin giới thiệu bài Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 7: Cấu tạo tế bào thực vậtđược VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học: Cấu tạo tế bào thực vật

Câu 1. Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào dài nhất?

A. Tế bào mô phân sinh ngọn
B. Tế bào sợi gai
C. Tế bào thịt quả cà chua
D. Tế bào tép bưởi

Câu 2. Trong cấu tạo của tế bào thực vật, bào quan nào thường có kích thước rất lớn, nằm ở trung tâm tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu?

A. Nhân B. Không bào C. Ti thể D. Lục lạp

Câu 3. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào?

A. Không bào
B. Nhân
C. Màng sinh chất
D. Lục lạp

Câu 4. Dịch tế bào nằm ở bộ phận nào của tế bào thực vật?

A. Không bào
B. Nhân
C. Màng sinh chất
D. Lục lạp

Câu 5. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

A. Chất tế bào
B. Vách tế bào
C. Nhân
D. Màng sinh chất

Câu 6. Trong các bộ phận sau, có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

1. Chất tế bào
2. Màng sinh chất
3. Vách tế bào
4. Nhân

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 7. Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật ?

A. Chất tế bào
B. Vách tế bào
C. Nhân
D. Màng sinh chất

Câu 8. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết định điều đó?

A. Không bào
B. Nhân
C. Vách tế bào
D. Màng sinh chất

Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: ... là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định.

A. Bào quan
B. Mô
C. Hệ cơ quan
D. Cơ thể

Câu 10. Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào?

A. Antonie Leeuwenhoek
B. Gregor Mendel
C. Charles Darwin
D. Robert Hook

Câu 11: Tế bào thực vật gồm những thành phần chính như sau

A. Nhân, không bào, lục lạp

B. Màng sinh chất, vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp

C. Vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào

D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp

Câu 12: Một thành phần của tế bào, chứa dịch tế bào

A. Nhân

C. Chất tế bào

B. Màng tế bào

D. Không bào

Câu 13: Vách tế bào là

A. Bao bọc ngoài chất tế bào.

B. Cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

C. Là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),...

D. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

Câu 14: Màng sinh chất là

A. Cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

B. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

C. Chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),...

D. Bao bọc ngoài chất tế bào.

Câu 15: Chất tế bào là

A. Chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),...

B. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

C. Bao bọc ngoài chất tế bào.

D. Cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 16: Tế bào thực vật gồm những thành phần nào?

A. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp

B. Nhân, không bào, lục lạp

C. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp

D. Màng sinh chất, chất tế bào, không bào

Câu 17: Nhận xét nào về hình dạng của tế bào thực vật là đúng nhất?

A. Hình đa giác

B. Hình cầu

C. Hình bầu dục

D. Hình tròn

Câu 18: Màng sinh chất có chức năng

A. Bao bọc ngoài chất tế bào.

B. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

C. Điều khiển hoạt động sống của tế bào.

D. Chứa dịch tế bào.

Câu 19: Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là

A. Hệ cơ quan.

B. Cơ quan.

C. Mô.

D. Tế bào.

Câu 20: Tế bào nào sau đây có kích thước nhỏ, phải sứ dụng kính hiển vi mới nhìn thấy được?

A. Tế bào tép bưởi.

B. Tế bào sợi quả bông.

C. Tế bào sợi gai.

D. Tế bào mô phân sinh ngọn.

Câu 21: Tế bào nào sau đây có kích thước lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được?

A. Tế bào ở mô phân sinh ngọn.

B. Tế bào biểu bì vảy hành.

C. Tế bào sợi gai.

D. Tế bào biểu bì lá thài lài tía.

Câu 22: Những bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A. Lục lạp và vách tế bào.

B. Lục lạp và màng sinh chất.

C. Nhân và màng sinh chất.

D. Chất tế bào và không bào.

---------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, vai trò và đặc điểm, cấu tạo của tế bào thực vật...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 6, Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 6

    Xem thêm