Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 21
Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 21: Quang hợpđược VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 6.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học: Quang hợp
Câu 1. Trong quá trình quang hợp, lá nhả ra loại khí nào?
A. Khí hiđrô B. Khí nitơ C. Khí ôxi D. Khí cacbônic
Câu 2. Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột?
A. Hoa B. Rễ C. Lá D. Thân
Câu 3. Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật?
A. Không bào B. Lục lạp C. Nước D. Khí cacbônic
Câu 4. Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì?
A. Nhiệt độ thấp
B. Có ánh sáng
C. Độ ẩm thấp
D. Nền nhiệt cao
Câu 5. Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không? Vì sao?
A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.
B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.
C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.
D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.
Câu 6. Chất nào dưới đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Khí cacbônic B. Khí ôxi C. Tinh bột D. Vitamin
Câu 7. Cho một cành rong đuôi chó vào bình chứa nước. Đổ đầy nước vào một ống nghiệm sau đó úp ngược ống nghiệm vào cành rong đuôi chó sao cho không có bọt khí lọt vào. Để bình nước này ra chỗ có nắng thì sau một thời gian, người ta quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Chất kết tủa màu trắng dần xuất hiện ở đáy ống nghiệm
B. Nước trong bình chuyển dần sang màu hồng nhạt
C. Nước trong ống nghiệm chuyển màu xanh thẫm.
D. Bọt khí nổi lên và khí dần chiếm chỗ nước trong ống nghiệm.
Câu 8. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu?
A. Tất cả các phương án đưa ra.
B. Vì quá trình quang hợp của rong rêu sẽ thải khí ôxi, giúp hoạt động hô hấp của cá diễn ra dễ dàng hơn.
C. Vì rong rêu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.
D. Vì rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh.
Câu 9. Để quang hợp ở cây xanh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần lưu ý điều nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng
C. Tưới tiêu hợp lý
D. Bón phân cho cây (bón lót, bón thúc)
Câu 10. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Từ tinh bột cùng …, lá cây còn chế tạo được nhiều loại hữu cơ khác cần thiết cho cây.
A. Muối khoáng B. Nước C. Oxi D. Vitamin
Câu 11: Cây cần những nguyên liệu nào sau đây để chế tạo tinh bột?
A. Nước, chất diệp lục
B. Khí CO2, năng lượng ánh sáng mặt trời
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng
Câu 12: Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng chất khí cho cá bằng cách nào?
A. Thả rong vào bể cá.
B. Tăng nhiệt độ trong bể.
C. Thắp đèn cả ngày đêm.
D. Đổ thêm nước vào bể cá.
Câu 13: Trong các bộ phận sau đây của lá, bộ phận nào là nơi xảy ra quá trình quang hợp?
A. Lỗ khí B. Gân lá C. Diệp lục D. Thịt lá
Câu 14: Lá cây cần khí nào trong các chất khí sau để chế tạo tinh bột?
A. Khí oxi
B. Khí cacbonic
C. Khí nitơ
D. Khí ozon
Câu 15: Dung dịch iốt được dùng làm thuốc thử tinh bột vì
A. Dung dịch iốt tác dụng với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng.
B. Chỉ có dung dịch iốt mới tác dụng với tinh bột .
C. Vì iốt dễ tìm.
D. Vì iốt rất độc.
Câu 16: Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật?
A. Không bào
B. Lục lạp
C. Nước
D. Khí cacbônic
Câu 17: Sơ đồ của quang hợp là
A. Nước + muối khoáng hòa tan ---> Chất hữu cơ
B. Nước + khí cacbonic ----(ánh sáng, chất diệp lục)---> Tinh bột + Khí oxi
C. Nước + khí cacbonic ---> khí oxi
D. Khí oxi + khí cacbonic ---> chất hữu cơ
Câu 18: Trong quá trình quang hợp, nước lấy từ đâu?
A. Do lá lấy từ đất lên
B. Được rễ hút từ đất, theo mạch gỗ lên thân
C. Cùng với các muối khoáng được rễ chuyển lên sẽ tổng hợp thành các chất hữu cơ khác rồi theo mạch rây chuyển đến các bộ phận khác của cây
D. Từ không khí, hấp thụ vào lá qua các lỗ khí
Câu 19: Trong quá trình quang hợp, khí cacbonic lấy từ đâu?
A. Thải ra ngoài môi trường không khí qua các lỗ khí
B. Lấy từ môi trường tự nhiên
C. Được rễ hút từ đất, theo mạch gỗ lên than
D. Cùng với các muối khoáng được rễ chuyển lên sẽ tổng hợp thành các chất hữu cơ khác rồi chạy theo mạch rây chuyển đến các bộ phận khác của cây
Câu 20: Tinh bột được tạo thành sẽ đi đâu?
A. Cùng với các muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây
B. Thải ra ngoài môi trường
C. Được rễ hút từ đất theo mạch gỗ lên thân
D. Tất cả phương án trên
Câu 21: Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp của cây thế nào?
A. Các cây ưa bóng cần nhiều ánh sáng, các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh
B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng
C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng cần nhiều ánh sáng
D. Các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng, các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh
---------------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 21: Quang hợp gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, vai trò và đặc điểm quá trình quang hợp của thực vật...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 21: Quang hợp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 6, Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 6.
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 22: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 23: Cây hô hấp không
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 25: Biến dạng của lá
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 29: Các loại hoa
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 30: Thụ phấn
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 31: Thụ tinh, kết hoa và tạo quả
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 32: Các loại quả
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 34: Phát tán của quả và hạt
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 36: Tổng kết về cây có hoa
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 37: Tảo
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 38: Rêu - Cây rêu
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 39: Quyết - Cây dương xỉ
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 40: Hạt trần - Cây thông
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 41: Hạt kín - Đặc điểm của thực vật hạt kín
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 44: Sự phát triển của giới thực vật
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 45: Nguồn gốc cây trồng
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 50: Vi khuẩn
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 51: Nấm
- Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 52: Địa y