Giáo án Sinh học lớp 6 bài: Quang hợp
Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 21: Quang hợp
Giáo án điện tử môn Sinh học lớp 6 bài 21 “Quang hợp” mà hệ thống giáo án điện tử VnDoc.com giới thiệu cho các bạn dưới đây bám sát kiến thức, kỹ năng và những quy định trong chương trình sách giáo khoa môn Sinh học 6. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy vai trò chủ thể năng động sáng tạo của mỗi học sinh. Chính vì vậy, bên cạnh những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, học sinh còn được tiếp cận với những kiến thức và phương pháp học mới.
BÀI 21: QUANG HỢP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
*Môn Sinh học
- HS tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận:
- Khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí ôxi.
- Hiểu được lá cần các chất diệp lục, nước, khí cacbôníc và ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết sơ đồ tóm tắt và hiện tượng quang hợp.
- Tìm được một số ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp
- Nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
*Môn hóa học
- Khí oxi: Có vai trò quan trọng đối với cơ thể sinh vật, cách thử để nhận biết khí oxi.
- Khi cho Iot vào tinh bột chuyển đổi thành màu xanh.
*Môn Công nghệ
- Giải thích được ý nghĩa của vài biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
*Môn Mỹ thuật
- Vẽ sơ đồ tư duy về quang hợp.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng thực hiện thí nghiệm.
- Kỹ năng quan sát và phân tích thí nghiệm,sử lý thông tin, kỹ năng trình bày ý tưởng, và tự tin trình bày trước tổ nhóm và trước lớp.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tranh hình 21.1; 21.2; 21.3;21.4 SGK - tr 68,69,71.
- Dung dịch iot, củ khoai lang luộc chín, đế sứ, ống hút nhỏ giọt.
- Sưu tầm về cây ưa sáng và ưa bóng.
2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày cấu tạo trong của phiến lá ? Chức năng của mỗi phần là gì?
3. Bài mới:
Vào bài: Khác với động vật cây xanh có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ để tự nuôi sống mình.Vậy cây xanh tạo ra được những chất nào trong các điều kiện nào và cơ quan nào của cây xanh đảm nhiệm được chức năng này.
Hoạt động I:
Xác định chất mà lá cây chế tạo được và Chất khí thải ra khi có ánh sáng.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung bài học |
Bước 1: Tình huống xuất phát - GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận. 1. Theo em cây tự tạo ra chất hữu cơ nào? và trong quá trình đó thải ra những chất nào? - HS: Các nhóm thảo luận đưa ra nhân định ban đầu của mình về chất do cây xanh tạo và thải ra. Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu cho học sinh - GV: yêu cầu các nhóm trình bày quan điểm của mình. - HS: Các nhóm cử đại diện trình bày quan điểm của mình trước lớp. Bước 3: Đề xuất câu hỏi giả thuyết và phương án thực nghiệm GV: từ những khác biệt về biểu tượng ban đầu giúp học sinh đề xuất các giả thuyết cho vấn đề nêu ra trong tình huống xuất phát. HS: Dựa vào những khác biệt giữa quan điểm của các nhóm đề xuất giả thuyết – câu hổi liên quan tới bài học.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận đề ra phương án kiểm chứng cho các giả thuyết. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu. Bước 5: Kết luận | I. Xác định chất mà lá cây chế tạo được và Chất khí thải ra khi có ánh sáng. - Kết luận: 1. Lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng. 2. Lá nhả ra khí ôxi trong quá trình chế tạo tinh bột. |