Giáo án bài Quan sát biến dạng của thân

Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài Quan sát sự biến dạng của thân

Giáo án điện tử môn Sinh học lớp 6 bài “Quan sát biến dạng của thân” bám sát kiến thức, kỹ năng và những quy định trong chương trình sách giáo khoa môn Sinh học 6, đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy vai trò chủ thể năng động sáng tạo của mỗi học sinh. Chính vì vậy, bên cạnh những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, học sinh còn được tiếp cận với những kiến thức và phương pháp học mới mẻ, hiệu quả hơn.

BÀI 18: THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA THÂN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát mẫu vật thật, tranh ảnh.
  • Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

  • Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ:

  • Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Mẫu vật một số thân biến dạng.

2. Chuẩn bị của học sinh:

  • Các nhóm: Củ khoai tây có mầm, củ gừng, củ su hào, củ dong ta, đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.
  • Kẻ bảng SGK tr.59 vào vở bài tập.

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • GV yêu cầu HS lên xác định các bộ phận trên thân (mẫu vật thật).

3. Bài mới: BIẾN DẠNG CỦA THÂN

Giới thiệu bài:

Thân cũng có những biến dạng giống như rễ, hôm nay ta hãy quan sát một số biến dáng của thân và chức năng của chúng.

Phát triển bài:

Hoạt động 1: Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng.

Hoạt động của GVHoạt động của HSNội dung

a. Quan sát các loại củ

  • GV kiểm tra sự chuẩn bị của mỗi nhóm.
  • GV phát phiếu học tập cho HS.
  • GV yêu cầu HS quan sát các loại củ và hoàn thành bài tập.

1. PHT:

- Nhóm 1: Quan sát và tìm đặc điểm chứng tỏ các loại củ đó là 1 thân.

- Nhóm 2: Dựa vào vị trí các loại củ so với mặt đất hãy phân chia chúng thành nhóm.

- Nhóm 3: Dựa vào hình dạng củ hãy phân chia chúng thành nhóm.

GV hướng dẫn: Tìm xem chúng có chồi và lá hay không?

- GV cho HS phân loại các loại củ thành nhóm dựa vào vị trí của nó so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng.

- GV yêu cầu HS tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại củ này.

- GV lưu ý: cho HS bóc vỏ củ dong -> tìm dọc củ có những mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ (hình vảy) đó là lá.

- GV cho HS trình bày và tự bổ sung cho nhau -> GV nhận xét.

- Các nhóm đặt mẫu vật lên bàn cho GV kiểm tra.

- HS quan sát mẫu, tranh hình và gợi ý của GV để chia củ thành nhiều nhóm.

=> HS phải phát hiện được:

1. Đặc điểm giống nhau:

  • Có chồi, lá -> là 1 thân.
  • Đều phình to, chứa chất dự trữ.

2. Đặc điểm khác nhau:

  • Củ dong ta, củ gừng…: hình dạng giống rễ.

Vị trí: dưới mặt đất -> thân rễ.

  • Củ su hào: Hình dạng to, tròn. Vị trí: trên mặt đất -> thân củ.
  • Củ khoai tây: Dạng to, tròn. Vị trí: dưới mặt đất -> thân củ.

- Nhóm thảo luận -> đại diện nhóm trình by kết quả -> nhóm khác bổ sung.

Bảng bài tập cuối bài.
Đánh giá bài viết
8 1.635
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 6

    Xem thêm