Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 7: Quả và hạt - Phần 2

Bài tập môn Sinh học lớp 6

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 7: Quả và hạt - Phần 2 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 6: Hoa và sinh sản hữu tính - Phần 3

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 7: Quả và hạt - Phần 1

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 7: Quả và hạt - Phần 3

Khoanh tròn vào chữ cái chỉ phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi bài sau:

Câu 1. Đặc điểm chính phân biệt quả khô và quả thịt là

  1. vỏ quả.
  2. hạt nằm trong quả.
  3. thịt quả.
  4. cả A và C.

Câu 2. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là

  1. quả khô nẻ và quả khô không nẻ.
  2. quả khô nẻ và quả hạch.
  3. quả khô không nẻ và quả hạch.
  4. quả khô và quả thịt.

Câu 3. Trong các quả sau, nhóm quả khô không nẻ gồm:

  1. quả chò, quả thìa là, quả ké đầu ngựa.
  2. quả cải, quả bông, quả đậu Hà Lan.
  3. quả táo, quả chi chi, quả cây xấu hổ.
  4. quả mơ, quả chanh, quả thóc (hạt thóc).

Câu 4. Trong các quả sau, nhóm quả khô nẻ gồm

  1. quả chò, quả thìa là, quả ké đầu ngựa.
  2. quả cải, quả bông, quả đậu đen.
  3. quả táo, quả chi chi, quả đậu xanh.
  4. quả mơ, quả chanh, quả ổi.

Câu 5. Trong các quả sau, nhóm quả hạch gồm:

  1. quả dừa, quả mơ, quả cam.
  2. quả mận, quả cải, quả táo.
  3. quả đu đủ, quả chanh, quả cà chua.
  4. quả mận, quả táo ta, quả đào.

Câu 6. Trong các quả sau, nhóm quả mọng gồm:

  1. quả dừa, quả mơ, quả cam.
  2. quả mận, quả cải, quả táo.
  3. quả đu đủ, quả chanh, quả cà chua.
  4. quả dưa hấu, quả táo, quả cau.

Câu 7. Hạt gồm các bộ phận:

  1. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
  2. vỏ, lá mầm, chồi mầm.
  3. vỏ, phôi nhũ, chồi mầm.
  4. vỏ, thân mầm, rễ mầm.

Câu 8. Phôi của hạt gồm những bộ phận:

  1. rễ mầm, thân mầm, chồi mầm.
  2. rễ mầm, chồi mầm, phôi nhũ.
  3. rễ mầm, thân mầm, lá mầm.
  4. rễ mầm, thân mầm, chồi mầm, lá mầm.

Câu 9. Trong các hạt sau, các hạt thuộc cây Một lá mầm gồm:

  1. hạt mít, hạt đậu, hạt lạc.
  2. hạt cà chua, hạt ớt, hạt vừng.
  3. hạt ngô, hạt kê, hạt thóc (lúa).
  4. hạt táo, hạt bí ngô, hạt na.

Câu 10. Trong các hạt sau, các hạt thuộc cây Hai lá mầm gồm:

  1. hạt nhãn, hạt đào, hạt vải.
  2. hạt cà chua, hạt đậu, hạt ngô.
  3. hạt lạc, hạt bưởi, hạt kê.
  4. hạt chanh, hạt lúa mì, hạt xoài.

Câu 11. Quả, hạt có những cách phát tán như

  1. nhờ động vật, nhờ con người.
  2. tự phát tán, phát tán nhờ gió.
  3. cả A và B.
  4. tự phát tán và nhờ con người.

Câu 12. Quả chò, quả bồ công anh, hạt hoa sữa là những quả, hạt được phát tán

  1. nhờ động vật.
  2. nhờ con người.
  3. nhờ gió.
  4. cả A và B.

Câu 13. Hiện tượng phát tán nhờ động vật thường gặp ở những loại quả, hạt như

  1. quả khô tự nẻ.
  2. những quả, hạt có gai, móc.
  3. những quả và hạt là thức ăn của động vật.
  4. cả B và C.

Câu 14. Tại sao trước khi gieo hạt cần làm đất tơi xốp?

  1. Làm cho đất giữ được nước
  2. Làm cho đất thoáng.
  3. Tạo nhiệt độ thích hợp
  4. Cung cấp đủ nước, đủ không khí cho hạt nảy mầm.

Câu 15. Cây có hoa là một thể thông nhất vì

  1. có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
  2. có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
  3. tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
  4. cả A, B và C.

Trả lời

bài tập sinh học 6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 6

    Xem thêm