Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 8: Các nhóm thực vật - Phần 2

Bài tập môn Sinh học lớp 6

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 8: Các nhóm thực vật - Phần 2 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 8: Các nhóm thực vật - Phần 3

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 7: Quả và hạt - Phần 3

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 8: Các nhóm thực vật - Phần 1

Khoanh tròn vào chữ cái chỉ phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi bài sau:

Câu 1. Tảo có vai trò quan trọng như

  1. có thể làm thức ăn cho người và gia súc.
  2. góp phần cung cấp thức ăn và ôxi cho động vật ở nước.
  3. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và làm thuốc.
  4. cả A, B và C.

Câu 2. Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé, thường mọc thành từng đám. Tuy đã có thân lá nhưng thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, đó là:

  1. cây dương xỉ.
  2. cây rêu.
  3. cây rau mùi.
  4. cây thông con.

Câu 3. Cây rêu con hình thành từ

  1. hạt nảy mầm.
  2. nguyên tản.
  3. một phần thân cây rêu mẹ.
  4. bào tử nảy mầm.

Câu 4. Nhóm thực vật đầu tiên sông trên cạn, có rễ giả chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử là

  1. Hạt kín.
  2. Hạt trần.
  3. Quyết.
  4. Rêu.

Câu 5. Rêu sống ở trên cạn nhưng chỉ sông được ở chỗ ẩm ướt vì

  1. thân và lá chưa có mạch dẫn.
  2. chưa có rễ chính thức, chỉ có rễ giả.
  3. đã có rễ, thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản.
  4. cả A và B.

Câu 6. Để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ căn cứ vào

  1. lá non cuộn tròn ở đầu lá.
  2. lá già xẻ thuỳ.
  3. mặt dưới lá có các đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm.
  4. cả A và C.

Câu 7. Trong các cây sau, nhóm Quyết gồm những cây:

  1. dương xỉ, cây rau bợ, cây lông cu li.
  2. tổ diều, cây rêu, cây đậu.
  3. bòng bong, cây mía, cây tre.
  4. cây thông, cây vạn tuế, cây tóc tiên.

Câu 8. Tính chấtt đặc trưng nhất của các cây thuộc Hạt trần là

  1. sinh sản bằng hạt, hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
  2. cây thân gỗ.
  3. có mạch dẫn.
  4. có rễ, thân, lá thật.

Câu 9. Trong các cây sau, nhóm Hạt trần gồm những cây:

  1. hoàng đàn, pơmu, tre, cải.
  2. lim, vạn tuế, dừa, thông.
  3. mít, chò chỉ, đậu, lạc.
  4. kim giao, thông, pơ mu, hoàng đàn.

Câu 10. Tính chất đặc trưng nhất của cây Hạt kín là

  1. sống trên cạn.
  2. có rễ, thân, lá.
  3. có mạch dẫn.
  4. có hoa, quả, hạt nằm trong quả.

Câu 11. Nhóm gồm toàn những cây Hạt kín là

  1. cải, đậu, dừa, thông.
  2. sim, ngô, hoa hồng, bòng bong.
  3. khoai tây, ớt, lạc, đậu.
  4. pơmu, lim, dừa, cà chua.

Câu 12. Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm với lớp Một lá mầm là

  1. cấu tạo của rễ, thân, lá.
  2. số lá mầm của phôi
  3. cấu tạo của hạt.
  4. cấu tạo của phôi.

Câu 13. Nhóm cày gốm toàn cáy Một lá mầm:

  1. mít, cà chua, ớt, chanh.
  2. phượng vĩ, đậu xanh, cải, tỏi.
  3. mía, lúa, ngô, dừa.
  4. bưởi, cau, mướp, cà chua.

Câu 14. Nhóm cây gồm toàn cây Hai lá mầm:

  1. mít, cà chua, ớt, chanh.
  2. phượng vĩ, đậu xanh, cải, tỏi.
  3. mía, lúa, ngô, dừa.
  4. bưởi, cau, mướp, cà chua.

Câu 15. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín là:

  1. hình dạng và cấu tạo của rễ
  2. cây Hạt kín có hoa, quả, hạt nằm trong quả. Cây hạt trần chưa có hoa, quả, hạt, nằm lộ trên các noãn hở.
  3. hình dạng và cấu tạo thân cây.
  4. hình dạng và cấu tạo của lá cây.

Câu 16. Các bậc phàn loại từ cao đến thấp theo trật tự:

  1. Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài.
  2. Loài - Lớp - Bộ - Họ - Chi.
  3. Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài.
  4. Lớp – Bộ - Ngành – Họ - Chi – Loài

Câu 17. Có thân, rễ và lá thật. Sống ở cạn là chủ yếu. Chưa có hoa, quả. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở là những thực vật thuộc Ngành

  1. Hạt kín.
  2. Hạt trần.
  3. Rêu.
  4. Dương xỉ.

Câu 18. Kết quả tác động của con người vào giới Thực vật là

  1. từ một loài cây hoang dại tạo ra nhiều giống cây trồng khác nhau.
  2. các cây trồng được tạo ra có phẩm chất, năng suất hơn hẳn tổ tiên hoang dại.
  3. ngày nay cây trồng đã rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của con người.
  4. cả A, B và C.

Trả lời

bài tập sinh học lớp 6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 6

    Xem thêm