Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Công nghệ 8 bài 27

Giải bài tập SGK Công nghệ 8 bài 27: Mối ghép động

Giải bài tập SGK Công nghệ 8 bài 27: Mối ghép động được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 27 trang 92: Quan sát quá trình mở ghế xếp ở hình 27.1, em hãy cho biết ghế xếp gồm mấy chi tiết và được ghép với nhau như thế nào?

Lời giải:

Ghế xếp gồm 4 chi tiết và được ghép với nhau qua các mối ghép động để có thể chuyển động.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 27 trang 93: Quan sát cấu tạo của khớp tịnh tiến ở hình 27.3 và hoàn thành các câu sau:

Lời giải:

- Mối ghép pít-tông – xi lanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ nhẵn bóng.

- Mối ghép sống trượt – rãnh trượt có mặt tiếp xúc là mặt phẳng.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 27 trang 95: Trong chiếc xe đạp của em, khớp nào thuộc khớp quay?

Các khớp ở giá gương xe máy, cần ăng ten có được coi là khớp quay không? Tại sao?

Lời giải:

- Trong xe đạp có cổ xe đạp, bàn đạp, trục đùi là khớp quay.

- Các khớp ở cần ăng ten, ở gương xe mấy là khớp cầu chứ không phải khớp quay vì trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định.

Bài 1 trang 95 Công nghệ 8: Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động.

Lời giải:

- Mối ghép động là mối ghép có các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau.

- Dùng để ghép các chi tiết thành cơ cấu, gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu, ...

Bài 2 trang 95 Công nghệ 8: Có mấy loại khớp động thường gặp? Tìm ví dụ mỗi loại.

Lời giải:

- Có 2 loại khớp động thường gặp là khớp tịnh tiến và khớp quay.

Khớp tịnh tiến: cái bơm, xi-lanh, pít-tông, ...

Khớp quay: bàn đạp, trục, cổ xe, ...

Bài 3 trang 95 Công nghệ 8: Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay.

Lời giải:

- Cấu tạo:

Trong khớp quay, mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.

Ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn.

Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục.

Chi tiết có lỗ thường lắp bạc lót để giảm ma sát hoặc dùng vòng bi thay cho bạc lót.

- Công dụng: Khớp quay thường dùng nhiều trong thiết bị, máy: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện, ...

Ngoài các bài Giải BT Công nghệ 8 ngắn gọn trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Giải bài tập Công nghệ 8, Soạn văn lớp 8, Học tốt Ngữ Văn lớp 8, Soạn Văn lớp 8 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Công nghệ 8 ngắn gọn

    Xem thêm