Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các gợi ý giải với đáp án cụ thể cho từng bài tập. Giải bài tập Công nghệ 10 sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức bài học, đồng thời nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em. Chúc các em học tốt!

Câu 1 trang 49 SGK Công nghệ 10

Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng?

Trả lời:

  • Nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trên ruộng đồng: Trứng, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại, bào tử của nhiều loại bệnh tiềm ẩn trong đất, trong các bụi cỏ, ở bờ ruộng
  • Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm bệnh là nguyên nhân cho sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng.

Câu 2 trang 49 SGK Công nghệ 10

Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?

Trả lời:

Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sâu bệnh là:

  • Nhiệt độ: Thân nhiệt của sâu không ổn định, vì vậy hoạt động sống, hành vi, tốc độ phát triển cũng như số lượng cá thể chịu ảnh hưởng rất lớn vào nhiệt độ môi trường. Sự sinh trưởng và phát triển của sâu chỉ mạnh mẽ trong điều kiện thích hợp. Giới hạn nhiệt độ này tuỳ thuộc từng loại sâu, đa số có giới hạn từ 10-52oC. Điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng tới sự phát triển của sâu bọ tuỳ thuộc vào các giai đoạn sống khác nhau và phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường.
    • Mỗi loài sâu muốn hoàn thành chu kì phát triển (trứng, sâu non, nhông, trưởng thành) cần môt tổng số nhiệt hữu hiệu gọi tắt là tổng nhiệt. Biết được tổng nhiệt của sâu, người ta có thể căn cứ và nhiệt đô trung bình hàng ngày để dự tính ngày bướm xuất hiện, hoặc ngày bướm đẻ trứng, ngày nở sâu non và dự tính số lứa sâu xuất hiện trong một năm.
  • Độ ẩm: Đối với các loài sâu, đô ẩm tương đối của không khí rất có ý nghĩa, nó làm thay đổi lượng nước trong mô cơ thể, do đó ảnh hưởng đến khả năng sống và sinh sản của chúng. Để thích nghi với đô ẩm thưởng thay đổi trong ngày, sâu có những tập tính tìm nguồn có đô ẩm thích hợp như sâu ẩn nấp trong đất có tập tính di chuyển theo chiều dọc, khi trên mặt đất khô, chúng chui sâu xuống các lớp đất dưới. Mối tương quan giữa đô ẩm và nhiệt đô có vai trò quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của sâu hại.
  • Đối với vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng, điều kiện nhiệt đô và đô ẩm cũng đóng vai trò quyết định. Muốn gây bệnh, trước hết bào tử của vi sinh vật phải bám được vào cây bằng nhiều con đường như tiếp xúc trực tiếp, nhờ gió, nhờ nước, nhờ các giọt mưa, nhờ sâu bọ. Các điều kiện bên ngoài như nhiệt đô, đô ẩm, phản ứng (chua hoặc kiềm) của giọt nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự nảy mầm của bào tử nấm hại cây trồng. Vì vậy, các biện pháp tạo đô thoáng cho cây trồng để các giọt nước, giọt sương trên lá cây chóng bốc hơi, chóng khô có ý nghĩa ngăn ngừa bệnh phát triển.
  • Ngoài hai yếu tố trên, điều kiện ánh sáng và gió cũng tác đông đến sự sinh trưởng, phát triển của sâu bệnh. Nhiều loại sâu hại có nhu cầu ánh sáng yếu hoặc hoạt đông về đêm, vì vậy những ngày âm u cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu hại.

Câu 3 trang 49 SGK Công nghệ 10

Chế độ chăm sóc cây có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

  • Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu bệnh là tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Vì vậy cần xử lí hạt giống và cây con trước khi gieo trồng. Chọn giống có khả năng kháng sâu bệnh.
  • Bón nhiều đạm làm cho bô lá phát triển, tăng khả năng nhiễm bệnh. Vì vậy cần bón phân hợp lí, cần đối giữa N.P.K.
  • Chế đô chăm sóc mất cân đối giữa nước và phân bón có thể làm sâu bệnh phát triển mạnh.
  • Ngập úng làm cho cây giảm khả năng chống chịu. Cây trồng bị thương tổn do chăm sóc là tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Do đó, sau khi chăm sóc, xới xáo, phải tiêu nước và bón phân giúp cây trồng tăng khả năng kháng bệnh.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10...

Đánh giá bài viết
6 2.546
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Công nghệ 10

    Xem thêm