Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 23

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi gồm các gợi ý giải với đáp án cụ thể cho từng bài tập. Giải bài tập Công nghệ 10 sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức bài học, đồng thời nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em. Chúc các em học tốt!

Câu 1 trang 70 SGK Công nghệ 10

Trình bày những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá, chọn lọc vật nuôi làm giống?

Trả lời:

  • Chọn ngoại hình: Ngoại hình gia súc là hình dáng, cấu tạo bên ngoài của cơ thể gia súc, phản ánh phẩm chất giống và hướng sản xuất của chúng. Muốn xác định phẩm chất giống và hướng sản xuất của gia súc về ngoại hình thường dùng phương pháp nhìn, quan sát, so sánh, cân và đo các chiều đo của cơ thể.
  • Chọn thể chất: Thể chất gia súc là chất lượng bên trong cơ thể gia súc, là tổng hợp những đặc điểm quan trọng nhất về hình thái, sinh lí, sinh hoá như một thể thống nhất cấu trúc bên trong với dáng vóc bên ngoài, được xác lập bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể, có liên quan đến tính sản xuất và khả năng thích nghi của cơ thể gia súc với điều kiện ngoại cảnh và môi trường sống của nó.
  • Sức sản xuất: Chính là các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng sản phẩm của các loại gia súc gia cầm khác nhau có các chỉ tiêu khác nhau.

Câu 2 trang 70 SGK Công nghệ 10

Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt. Ứng dụng và ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Trả lời:

  • Chọn lọc là khâu kĩ thuạt quan trọng, là biên pháp đầu tiên để cải tiến tính di truyền nhằm tạo ra các giống mới.
    • Chọn lọc hàng loạt là phương pháp chọn lọc trong đó các nhà chọn giống chỉ tiến hành chọn các cá thể theo các tính trạng kiểu hình mà không kiểm tra theo gen.
    • Ví dụ: Trong 1 đàn gà lơgo chọn ra những con có sản lượng trứng cao từ 200 quả đến 250 quả/môt chu kì 300 ngày sẽ được giữ lại làm giống, những con đẻ số lượng trứng ít hơn bị loại thải.
  • Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, không đỏi hỏi phải có trình đô khoa học kĩ thuật và máy móc hiên đại, mà hiêu quả chọn lọc lại tương đối tốt.
  • Nhược điểm: Do khi chọn lọc chỉ căn cứ vào kiểu hình, không kiểm tra được kiểu gen vạt nuôi nên chỉ có hiêu quả với các tính trạng có hê số di truyền cao như màu lông, chân, đầu mạt, hình dáng con vạt. Các tính trạng có hê số di truyền thấp như năng suất sữa, trứng... không ổn định qua các thế hê nếu điều kiên ngoại cảnh thay đổi.

Câu 3 trang 70 SGK Công nghệ 10

Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Trả lời:

- Chọn lọc cá thể là hình thức nhà chọn giống chọn lọc theo kiểu gen của mỗi cá thể riêng biêt, quá trình gồm 3 bước:

a. Chọn lọc tổ tiên:

Mục tiêu là đánh giá con vật theo nguồn gốc để biết rõ phả hệ (lí lịch) của vật nuôi. Biết rõ phả hệ vật nuôi là rất cần thiết, vì nhờ biết rõ quá khứ, lịch sử của con vật, người chọn giống có thể dự đoán được những đặc tính di truyền của nó.

Trong trường hợp thông qua phả hệ mà có nhiều vật nuôi có những tiêu chuẩn ngang nhau thì cần xét bổ sung thêm các tiêu chuẩn ngoại hình, thể chất, sức sinh sản... con nào có tiêu chuẩn trôi hơn là con tốt hơn.

Có thể nói, chọn lọc phả hệ là một phương tiện giúp cho người chăn nuôi hoàn chỉnh việc đánh giá con vật được chọn làm giống. Vì vậy, các cơ sở sản xuất giống nhất thiết phải có phả hệ của các con giống.

b. Chọn lọc bản thân: Nôi dung chủ yếu là đánh giá ngoại hình, thể chất con vật. Đối với con cái, phải có thể chất tốt để đảm bảo mang thai trong một thời gian dài và sau khi đẻ đảm bảo nuôi dưỡng tốt con của nó sinh ra trong thời gian tiếp theo. Với con đực cần quan tâm đến các dấu hiệu bề ngoài thuộc giới tính như hình thái các cơ quan thuộc hệ sinh dục, màu sắc lông đặc trưng cho giống, trường mình, lưng thẳng, bụng không sệ, mông và vai nở, bốn chân thăng bằng, cứng cáp, móng gọn và đứng, hai tinh hoàn to và đều nhau... Khi đánh giá bản thân con vật phải chú ý liên hệ, so sánh ngoại hình thể chất với bố mẹ, ông bà... để dự đoán khả năng sản xuất của con vật.

c. Kiểm tra qua đời sau:

Đây là phương pháp xem xét, đánh giá khả năng di truyền trực tiếp của con vật dùng làm giống.

Trong công tác chọn giống, khi đánh giá một con đực giống qua thế hệ đời con cần chú ý:

  • Một con đực thường giao phối với nhiều con cái nên phải đánh giá được thế hệ con của hầu hết các con cái đẻ ra khi giao phối với đực giống này mới có kết luận khách quan và chính xác.
  • Phải đặc biệt quan tâm đến tuổi giao phối vì khi con giống còn non cho giao phối thì tính di truyền kém hơn khi đã trưởng thành, cho nên phải kết hợp đánh giá tính di truyền qua nhiều thế hệ các đời con từ đời thứ 1 đến đời thứ 2, thứ 3... để có kết luận chính xác tính ổn định và chất lượng con giống.
  • Điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc các thế hệ đời con phải ngang nhau mới đánh giá ngoại hình, thể chất qua đời con chính xác được.
  • Khi đánh giá thế hệ các đời con phải kết hợp đánh giá tổng hợp nhiều mặt như số lượng, chất lượng, sức sản xuất của sản phẩm, ngoại hình, thể chất, sức đề kháng với bệnh tật...
  • Lúc đánh giá các đặc điểm ở đời con không những phải quan tâm đến các mặt tốt mà còn phải chú ý đến cả những mặt xấu để tìm ra nguyên nhân và có kết luận chính xác, khách quan.
Đánh giá bài viết
1 1.269
Sắp xếp theo

Giải bài tập Công nghệ 10

Xem thêm