Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Lịch sử lớp 5 VNEN: Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước

Giải Lịch sử lớp 5 VNEN bài Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Lịch sử 5 trang 9 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Sử lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước lớp 5

1. Khám phá biến đổi về kinh tế ở nước ta đầu thế kỉ XIX

a. Đọc kĩ đoạn hội thoại dưới đây (sgk trang 9)

b. Hỏi bạn hoặc thầy/ cô giáo những gì em chưa hiểu khi đọc đoạn hội thoại

c. Quan sát các hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi:

Các hình ảnh dưới đây thể hiện sự biến đổi gì ở nước ta đầu thế kỉ XX?

Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước

Đáp án

Thông qua những hình ảnh trên, em thấy: Đầu thế kỉ XX, nước ta có sự biến đổi về nhiều mặt, bộ mặt đất nước ngày càng đi lên.

d. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Thực dân Pháp thực hiện những điều nên trêu để làm gì? Hãy ghi ý đúng vào vở

Để cướp bóc tài nguyên khoáng sản chở về Pháp hoặc bán cho các nước khác

Để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta

Để phục vụ sinh hoạt của người Pháp ở các đô thị

Để phục vụ vận chuyển hàng hóa và đi lại

Để khai hóa văn minh cho Việt Nam

Đáp án

X

Để cướp bóc tài nguyên khoáng sản chở về Pháp hoặc bán cho các nước khác

X

Để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta

X

Để phục vụ sinh hoạt của người Pháp ở các đô thị

X

Để phục vụ vận chuyển hàng hóa và đi lại

Để khai hóa văn minh cho Việt Nam

2. Khám phá những biến đổi trong xã hội nước ta đầu thế kỉ XX

a. Đọc kĩ đoạn hội thoại dưới đây (Sgk trang 11)

c. Cùng nhau làm bài tập sau:

Vào đầu thế kỉ XX, trong xã hội Việt Nam hình thành những giai cấp, tầng lớp mới nào? Hãy ghi ý đúng vào vở

Trí thức, công thức, tư sản, dân thành thị

Tư sản, địa chủ, tiểu tư sản

Trí thức, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, công nhân

Đáp án

Bài làm:

Trí thức, công thức, tư sản, dân thành thị

Tư sản, địa chủ, tiểu tư sản

X

Trí thức, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, công nhân

3. Tìm hiểu về tình cảnh của công nhân và nông dân Việt Nam dưới tác động của những chính sách khai thác thuộc địa

a. Đọc hai đoạn tư liệu lịch sử dưới đây và kết hợp quan sát hình 5 (Sgk)

b. Thảo luận và điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập

Tình cảnh của người nông dân

Tình cảnh của người công nhân

........

........

........

........

........

........

Đáp án

Tình cảnh của người nông dân

Tình cảnh của người công nhân

Mất ruộng đất, nghèo đói.

Nhà cửa là những túp lều, bằng đất trát lợp rạ.

Thân thể gầy còm, kéo cày thay trâu bò.

Làm việc lúc nhúc trong hầm mỏ.

Cuốc than băng đôi tay gầy còm.

Những đứa trẻ trạc 10 tuổi thân hình bé tí, mệt nhọc sắp kiệt quệ, than bụi bám đen, còng lưng đẩy những xe goòng.

4. Tìm hiểu về Phan Bội Châu

a. Đọc thông tin sau (Sgk trang 12)

b. Kết hợp thông tin thu được ở mục a và đoạn thơ của Phan Bội Châu viết về Nhật Bản, thảo luận và trả lời câu hỏi:

· Phan Bội Châu là người như thế nào?

· Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp?

"Cờ độc lập đứng đầu phất trước

Nhật Bản kia vốn nước đồng văn

Á Đông mở hội Duy tân

Nhật hoàng là đấng anh quân ai bì"

Đáp án

Phan Bội Châu là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp vì ông nhận thấy Nhật Bản trước đây là nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách và trơ nên cường thịnh. Hơn nữa, Nhật Bản là nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, đều là nước châu Á, đồng văn, đồng chủng, cùng chủng tộc da vàng nên hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh Pháp.

5. Tìm hiểu về phong trào Đông du

a. Đọc đoạn thông tin sau (Sgk trang 13)

b. Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập

Câu hỏi

Trả lời

Thanh niên Việt Nam (trong phong trào Đông du) sang Nhật Bản học tập trong điều kiện như thế nào?

Tại sao trong điều kiện ấy họ vẫn hăng say học tập?

Đáp án

Câu hỏi

Trả lời

Thanh niên Việt Nam (trong phong trào Đông du) sang Nhật Bản học tập trong điều kiện như thế nào?

Thanh niên Việt Nam (trong phong trào Đông du) sang Nhật Bản học tập trong điều kiện: làm nhiều nghề, kể cả việc đánh giày, rửa bát, làm ở các quán ăn => Cuộc sống khó khăn, ăn đói, nhà trọ chật chội, thiếu thốn đủ thứ.

Tại sao trong điều kiện ấy họ vẫn hăng say học tập?

Trong điều kiện khó khăn ấy, họ vẫn hăng say học tập vì họ muốn mau chóng học xong để trở về cứu nước.

6. Tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Bác Hồ

a. Đọc kĩ đoạn văn sau, kết hợp với quan sát hình ảnh

b. Thảo luận, chép vào vở và điền từ thích hợp vào chỗ trống (....) trong đoạn văn dưới đây:

Bác Hồ lúc nhỏ tên là ......., sinh ra trong một gia đình....... Lúc bấy giờ, các thế hệ người Việt Nam đều mong muốn ........

Nguyễn Tất Thành thấu hiểu ......... nên đã sớm .........

Đáp án

Bác Hồ lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Lúc bấy giờ, các thế hệ người Việt Nam đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

Nguyễn Tất Thành thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi khổ đồng bào nên đã sớm nuôi ý chí giải phóng đất nước.

7. Tìm hiểu ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành

* Tìm hiểu vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tìm đường cứu nước

a. Đọc kĩ đoạn hội thoại dưới đây:

b. Hỏi thầy/ cô giáo những gì em chưa hiểu khi đọc đoạn hội thoại

c. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Tại sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các bậc tiền bối?

Đáp án

Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các bậc tiền bối vì dựa vào một nước tư bản để đánh đuổi một nước tư bản khác là điều rất nguy hiểm; yêu cầu một chủ nghĩa Thực dân làm cho đất nước ta giàu có, văn minh là điều không thể thực hiện được.

* Tìm hiểu ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành

a. Đọc kĩ đoạn thông tin dưới đây, kết hợp quan sát các hình ảnh

b. Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập

Câu hỏi

Trả lời

Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện như thế nào?

Đáp án

Câu hỏi

Trả lời

Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

Trong bối cảnh nước mất nhà tan, nhân dân phải sống trong sự áp bức tàn bạo, lầm than và tủi nhục, Nguyễn Tất Thành thâu hiểu tình cảnh của đất nước và nỗi thống khổ của phận nô lệ. Người đá sớm nuôi ý chí giải phóng đất nước.

Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện như thế nào?

Với lòng hăng say và nhiệt thành, Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, bất chấp những khó khăn, muôn vàn hiểm nguy trước mắt. Ngày 5-6-1911, anh Thành xưng tên là Văn Ba làm phụ bếp trên một tàu buôn của Pháp rời quê hương.

B. Hoạt động thực hành Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước Lịch sử lớp 5

1. Làm các bài tập sau vào vở

1.1 Quan sát các hình 1,2,3,4 (trang 10) và hình bên, sau đó hoàn thành bài tập vào vở.

· Những hình ảnh đó thể hiện sự chuyển biến nào trong nền kinh tế nước ta những năm đầu thế kỉ XX?

· Hãy nối ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp

Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước

Đáp án

· Những hình ảnh đó thể hiện sự chuyển biến về kinh tế và giao thông vận tải trong nền kinh tế nước ta những năm đầu thế kỉ XX.

· Nối các ô bên trái với ô bên phải phù hợp:

Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước

1. 2 Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nước ta xuất hiện nhiều khuynh hướng cứu nước, giành độc lập dân tộc. Hãy nối tên nhân vật lịch sử với một khuynh hướng cứu nước phù hợp

Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước

Đáp án

Nối tên nhân vật lịch sử với một khuynh hướng cứu nước:

Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước

1.3. Quan sát các hình dưới đây, theo em hình nào có liên quan đến sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước

Đáp án

Theo em, hình có liên quan đến sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là:

· Hình 2: Bến Nhà Rồng những năm đầu thế kỉ XX (nơi Nguyễn Tất Thành đã đặt chân xuống tàu, ra đi tìm đường cứu nước).

· Hình 3: Tàu Đô đốc La -tu-sơ Tờ-rê-vin (tên con tàu Nguyễn Tất Thành sinh sống và làm việc).

C. Hoạt động ứng dụng Nước ta đầu thế kỉ XX và cuộc tìm đường cứu nước Lịch sử 5

1. Hãy kể tên các trường học, tên phố, tên làng... mà em biết liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học.

Đáp án

Một số tên trường:

· Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An),

· Trường THCS Phan Bội Châu (Quận 12 - TP.HCM)

· Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội)

· Trường THCS Phan Đình Phùng (Đà Nẵng)

Một số tên đường:

· Đường Tôn Thất Thuyết (quận 1/TP.HCM)

· Đường Phan Bội Châu (quận Bình Thạnh - TP.HCM)

· Đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận - TP.HCM)

· Đường Phan Châu Trinh (Hà Nội)

2. Hãy viết bài giới thiệu về một chuyến tham quan di tích lịch sử liên quan đến bài học mà em cùng người thân đã thực hiện.

Đáp án

Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử gắn liền với sự kiện ngày 5/6/1911, cậu thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành, lấy tên là Văn Ba khởi hành từ Bến Nhà Rồng xuống con tàu Amiral Latouche Tréville của Pháp để xin làm phụ bếp, anh đã cùng với khoảng 72 thủy thủ bắt đầu cuộc hành trình đến các nơi khác nhau trên thế giới. Trong thâm tâm người con trai trẻ lúc ấy nung nấu những hoài bão to lớn hơn cả: Người ra đi tìm đường cứu nước.

Vào những năm kháng chiến chống Pháp, Mĩ, Bến Nhà Rồng được nhân dân thành phố chọn làm địa điểm để tổ chức những cuộc biểu tình, mít tinh v.v. Để phản đối chính quyền thực dân và bọn tay sai. Đặc biệt, vào ngày 13/5/1975, con tàu Sông Hồng đã cập để nối con đướng biển thông thương giữa 2 miền Nam-Bắc.

Ngày nay, Bến Nhà Rồng là một minh chứng lịch sự, là nơi lưu truyền rất nhiều các tư liệu hiện vật, quý giá. Cụ thể, bảo tàng hiện đang lưu giữ, trưng bày khoảng 11.372 tư liệu, hiện vật cùng với khoảng 3.300 đầu sách với chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các hiện vật được tổ chức trưng bày ở nhiều không gian khác nhau tạo sự hứng thú cho khách tham quan. Nơi đây giúp mọi người hiệu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài của tổ quốc, người cha già kính yêu của dân tộc.

Ngoài giải bài tập Toán 5 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải VBT Lịch sử lớp 5. Mời các bạn xem thêm bài Gải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 5

    Xem thêm