Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Sách bài tập Sinh học lớp 8 trang 19

Giải SBT Sinh học lớp 8 trang 19

Giải Sách bài tập Sinh học lớp 8 trang 19 hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập nằm trong sách sách bài tập Sinh học lớp 8. Hy vọng với lời giải ngắn gọn dễ hiểu giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài học đồng thời học tốt môn Sinh lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo

Bài 1 trang 19 SBT Sinh học 8: Những đặc điểm nào của bộ xương giúp bộ xương đảm bảo được các chức năng?

Lời giải:

Các xương trong cơ thể liên hệ với nhau qua khớp. Có ba loại khớp: khớp động, khớp bán động và khớp bất động.

- Khớp động là khớp cử động dễ dàng. Cơ thường bám vào các xương qua khớp, vì vậy khi cơ co làm chọ xương cử động quanh khớp.

- Khớp bán động là những khớp mà cử động bị hạn chế như khớp ở cột sống, lồng ngực, vì vậy bảo vệ được các cơ quan quan trọng như tim, phổi.

- Khớp bất động là khớp không cử động được, các xương gắn chắc với nhau như các khớp xương sọ có ý nghĩa bảo vệ não, hoặc khớp ở các xương phần đai hông có ý nghĩa nâng đỡ.

Chức năng nâng đỡ còn được bảo đảm nhờ tính chất vững chắc của xương thể hiện trong cấu tạo của xương. Xương là mô liên kết với chất nền chứa muối canxi

- Phôt phat kết hợp với chất hữu cơ là cốt giao, do đó xương rắn chắc và đàn hồi. về cấu trúc, các xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp ở hai đầu xương có các nan xương xếp theo chiều chịu lực (vòng cung) làm tăng sức chịu lực của xương.

Bài 2 trang 19 SBT Sinh học 8: Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương.

Lời giải:

Xương to ra về bề ngang là nhờ sự phân chia của lớp tế bào sinh xương nằm ở trong màng xương. Xương dài ra là nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương của xương dài. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hoá xương nên xương không còn dài thêm, người không cao thêm nữa.

Bài 3 trang 19 SBT Sinh học 8: Giải thích sự co cơ và sự vận động của cơ thể.

Lời giải:

- Khi bị kích thích, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố cửa tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại, tạo ra sự co cơ.

- Do bắp cơ gắn vào xương qua khớp theo cặp đối kháng (co và duỗi), sự phối hợp co duỗi của cặp cơ đối kháng làm xương cử động tạo ra sự vận động của cơ thể.

Bài 4 trang 19 SBT Sinh học 8: Trong xây dựng và kiến trúc, người ta đã ứng dụng khả năng chịu lực của xương như thế nào?

Lời giải:

Trong xây dựng, nhiều công trình như: cột, trụ, cầu thường được kiến trúc hình ống; móng nhà, móng cầu hoặc mái của nhiều công trình kiến trúc được xây hình vòm giúp tăng khả năng chịu lực chính là ứng dụng đặc điểm cấu trúc của xương (xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương xếp vòng cung giúp cho xương nhẹ và tăng khả năng chịu lực...).

....................................

Ngoài Giải Sách bài tập Sinh học lớp 8 trang 19. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Sách bài tập Sinh 8

    Xem thêm