Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT KHTN 9 Cánh diều Bài 8

Giải SBT KHTN 9 Bài 8: Đoạn mạch nối tiếp hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, giúp các em học sinh củng cố kiến thức được học môn KHTN Bài 8. Sau đây mời các bạn tham khảo.

Bài 8.1 trang 26 Sách bài tập KHTN 9

Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp

A. luôn lớn hơn các điện trở thành phần.

B. luôn nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất.

C. lớn hơn điện trở thành phần nhỏ nhất nhưng nhỏ hơn điện trở thành phần lớn nhất.

D. có trường hợp lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất nhưng cũng có trường hợp nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất.

Hướng dẫn giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp luôn lớn hơn các điện trở thành phần.

Đáp án: A

Bài 8.2 trang 26 Sách bài tập KHTN 9

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch có sơ đồ như hình 8.1, trong đó có điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 10 Ω. Số chỉ ampe kế khi công tắc K đóng lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu lần so với khi công tắc K mở?

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch có sơ đồ như hình 8.1

A. Nhỏ hơn 2 lần.

B. Lớn hơn 2 lần.

C. Nhỏ hơn 3 lần.

D. Lớn hơn 3 lần.

Hướng dẫn giải:

Khi công tắc K đóng: R = R1 + R2 = 15 (Ω)

\frac{I}{{{I_1}}} = \frac{{{R_1}}}{R} = \frac{5}{{15}} = 3\(\frac{I}{{{I_1}}} = \frac{{{R_1}}}{R} = \frac{5}{{15}} = 3\)

Đáp án: D

Bài 8.3 trang 26 Sách bài tập KHTN 9

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 8.2. Điều kiện để đèn 1 sáng là

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 8.2, Điều kiện để đèn 1 sáng cầu chì không đứt, công tắc K đóng

Hình 8.2. Sơ đồ mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp

A. cầu chỉ không đứt, công tắc K đóng.

B. chỉ cần công tắc K đóng.

C. công tắc K đóng, cầu chỉ không đứt, dây tóc đèn 1 không đứt.

D. công tắc K đóng, cầu chỉ không đứt, dây tóc hai đèn không bị đứt.

Hướng dẫn giải:

Đèn 1 sáng khi công tắc K đóng, cầu chỉ không đứt, dây tóc hai đèn không bị đứt.

Đáp án: D

Bài 8.4 trang 27 Sách bài tập KHTN 9

Phát biểu nào sau đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?

A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch.

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Hướng dẫn giải:

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

Đáp án: C

Bài 8.5 trang 27 Sách bài tập KHTN 9

Từ hai loại điện trở R1 = 1 Ω và R2 = 5 Ω, tìm số điện trở mỗi loại để khi mắc thành một mạch điện nối tiếp thì điện trở tương đương của đoạn mạch là 11 Ω. Có bao nhiêu cách mắc như vậy?

Hướng dẫn giải:

Có ba cách:

– Cách 1: 11 điện trở R1.

– Cách 2: 6 điện trở R1; 1 điện trở R2.

– Cách 3: 1 điện trở R1; 2 điện trở R2.

Bài 8.6 trang 27 Sách bài tập KHTN 9

Một điện trở 12 Ω được mắc vào hiệu điện thế 24 V.

a) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó.

b) Muốn kiểm tra kết quả tính ở trên có thể dùng ampe kế để đo. Để ampe kế chỉ đúng giá trị cường độ dòng điện thì ampe kế phải thoả mãn điều kiện gì và được mắc như thế nào? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

a) Cường độ dòng điện qua điện trở: I = \frac{U}{R} = \frac{{24}}{{12}} = 2(\Omega )\(I = \frac{U}{R} = \frac{{24}}{{12}} = 2(\Omega )\)

b) Ampe kế phải có giới hạn đo lớn hơn 2 A và được mắc nối tiếp với điện trở. Chốt (+) của ampe kế phải được nối qua các vật dẫn và được mắc với cực (+) của nguồn vì cường độ dòng điện đoạn mạch nối tiếp là như nhau tại mọi điểm.

Bài 8.7 trang 27 Sách bài tập KHTN 9

Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn ngắn thì đèn sáng bình thường. Nếu thay bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu với dây dẫn ban đầu thì đèn sáng yếu hơn. Giải thích vì sao?

Hướng dẫn giải:

Dây dẫn trong mạch điện có thể coi như là một điện trở. Khi đó, mạch điện có cấu tạo là một điện trở mắc nối tiếp với đèn, điện trở tương đương của mạch là tổng của hai điện trở này. Vì dây dẫn ngắn có điện trở nhỏ hơn dây dẫn dài nên mạch điện dùng dây dẫn ngắn có cường độ dòng điện lớn hơn khiến đến sáng hơn.

Bài 8.8 trang 27 Sách bài tập KHTN 9

Cho hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp với nhau và được mắc vào hiệu điện thế U. Biết điện trở R1 = 40 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa bằng 1,2 A, còn điện trở R2 = 35 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa bằng 1,4 A. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở này thì phải đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế tối đa bằng bao nhiêu để cả hai điện trở không bị hỏng?

Hướng dẫn giải:

Cường độ dòng điện tối đa mà cả hai điện trở chịu được là 1,2 A. Do đó, để cả hai điện trở không bị hỏng thì hiệu điện thế tối đa đặt vào hai đầu đoạn mạch là:

Bài 8.9 trang 27 Sách bài tập KHTN 9

Cho hai điện trở R1 = 10 Ω và R2 = 20 Ω mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 30 V.

a) Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế U.

b) Để cường độ dòng điện giảm đi 2 lần, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R3. Tính R3.

Hướng dẫn giải:

a) Vì đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện trong mạch bằng cường độ dòng điện qua mỗi điện trở: I = {I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{{30}}{{20}} = 1,5(A)\(I = {I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{{30}}{{20}} = 1,5(A)\)

Hiệu điện thế U = I.(R1 + R2) = 1,5.(10 + 20) = 45 (V).

b) Để I giảm đi 2 lần thì điện trở tương đương của mạch phải tăng 2 lần. Do đó,

R3 = R1 + R2 = 30 (Ω).

Bài 8.10 trang 28 Sách bài tập KHTN 9

Dây tóc bóng đèn thường có dạng xoắn giống như chiếc lò xo. Khi dây tóc bóng đèn bị đứt sẽ tạo ra hai đoạn tách rời ở chỗ bị đứt. Có trường hợp ta có thể lắc cho hai đoạn dây tóc dạng lò xo này móc lại với nhau và có thể sử dụng bóng đèn này thêm một thời gian nữa. Khi đó, độ sáng của bóng đèn lớn hơn hay nhỏ hơn so với trước khi dây tóc bị đứt? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Khi lắc cho hai đoạn dây tóc dạng lò xo này móc lại với nhau thì chiều dài tổng cộng của dây tóc giảm nên điện trở dây tóc giảm. Do đó, cường độ dòng điện qua dây tóc tăng khiến độ sáng của bóng đèn lớn hơn so với trước khi dây tóc bị đứt.

Bài 8.11 trang 28 Sách bài tập KHTN 9

Đặt một hiệu điện thế U = 12 V vào hai đầu đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 4 Ω, R2 = 8 Ω và R3 = 12 Ω mắc nối tiếp:

a) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.

b) Trong số ba điện trở đã cho, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở nào là lớn nhất? Vì sao? Tính trị số của hiệu điện thế lớn nhất này.

c) So sánh giá trị của các điện trở và hiệu điện thế giữa hai đầu của chúng.

Hướng dẫn giải:

a) Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở của đoạn mạch đều bằng nhau và bằng cường độ dòng điện mạch chính: I = \frac{U}{{{R_1} + {R_2} + {R_3}}} = \frac{{12}}{{4 + 8 + 12}} = 0,5(A)\(I = \frac{U}{{{R_1} + {R_2} + {R_3}}} = \frac{{12}}{{4 + 8 + 12}} = 0,5(A)\)

b) Trong số ba điện trở đã cho, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 là lớn nhất vì R3 có điện trở lớn nhất.

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 là: U3 = I.R3 = 6 (V)

c) R1 < R2 < R3 và U1 < U2 < U3.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    GDCD 9 Cánh diều

    Xem thêm