Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 15

Với Giải sách bài tập Lịch sử 6 bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc sách Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6.

Bài: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

A. Trắc nghiệm

Câu 1 trang 45, 46 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Địa danh nào dưới đây không phải là trụ sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?

A. Thành Cổ Loa.

B. Thành Luy Lâu.

C. Thành Tống Bình.

D. Thành Đại La.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Thời kì Bắc thuộc, các chính quyền phong kiến Trung Quốc đã cho xây đắp ở Việt Nam nhiều thành lũy lớn, tại trị sở các châu, quận như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh); thành Tống Bình – Đại La (Hà Nội).

Câu 1.2. Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là

A. Thứ sử.

B. Thái thú.

C. Huyện lệnh.

D. Tiết độ sứ.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là Thái thú (SGK - trang 68).

Câu 1.3. Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ thời kì nào?

A. Nhà Triệu.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Ngô.

D. Nhà Đường.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Từ sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 43), chính quyền đô hộ của nhà Hán được thiết lập tới tận cấp huyện (SGK - trang 68).

Câu 1.4. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.

B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.

C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.

D. Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý trên rừng, dưới biển.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Chính quyền đô hộ phương Bắc thực hiện việc nắm độc quyền về sắt và muối, bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật (SGK - trang 70).

Câu 1.5. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc?

A. Nghề rèn sắt.

B. Nghề đúc đồng.

C. Nghề làm giấy.

D. Nghề làm gốm.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Trong thời kì Bắc thuộc, một số nghề thủ công mới du nhập vào Việt Nam như: nghề làm giấy, nghề làm thủy tinh (SGK - trang 71).

Câu 1.6. Tầng lớp nào trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc ?

A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hoá.

B. Địa chủ người Việt.

C. Nông dân làng xã.

D. Hào trưởng bản địa.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt. Vì: các hào trưởng là những người có uy tín và vị thế quan trọng trong xã hội do đó, họ sẽ dễ dàng huy động, liên kết các tầng lớp nhân dân khác tham gia vào cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

Câu 2 trang 46 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.

A. Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở đầu là nhà Hán, kết thúc là nhà Đường đã áp đặt ách cai trị lên đất nước ta.

B. Phong kiến phương Bắc đã chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

C. Trong thời kì Bắc thuộc, trồng lúa vẫn là nghề chính của nhân dân ta.

D. Khuôn đúc đồng, gốm men, đất nung được tìm thấy ở Luy Lâu chứng tỏ các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển trong thời kì Bắc thuộc.

E. Thời Bắc thuộc, mâu thuẫn xã hội bao trùm là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Lời giải:

Nội dung lịch sử

Đúng/ sai

A. Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở đầu là nhà Hán, kết thúc là nhà Đường đã áp đặt ách cai trị lên đất nước ta.

Sai

B. Phong kiến phương Bắc đã chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Đúng

C. Trong thời kì Bắc thuộc, trồng lúa vẫn là nghề chính của nhân dân ta.

Đúng

D. Khuôn đúc đồng, gốm men, đất nung được tìm thấy ở Luy Lâu chứng tỏ các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển trong thời kì Bắc thuộc.

Đúng

E. Thời Bắc thuộc, mâu thuẫn xã hội bao trùm là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Đúng

Câu 3 trang 46 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: đồng hoá dân tộc, nhà Đường, tập quán, khởi nghĩa, người Hán để điền vào chỗ trống (...) trong đoạn sau.

Các triều đại phương Bắc từ nhà Hán đến (1).................. đều thi hành chính sách cai trị hà khắc. Chính quyền đô hộ còn thẳng tay đàn áp các cuộc (2) …........... của nhân dân ta. Chúng còn thực hiện chính sách (3)..................... …………đưa (4).................... sang ở lẫn với dân Việt, tìm mọi cách xoá bỏ những (5)….......... lâu đời của người Việt.

Lời giải:

Các triều đại phương Bắc từ nhà Hán đến (1) nhà Đường đều thi hành chính sách cai trị hà khắc. Chính quyền đô hộ còn thẳng tay đàn áp các cuộc (2) khởi nghĩa của nhân dân ta. Chúng còn thực hiện chính sách (3) đồng hoá dân tộc đưa (4) người Hán sang ở lẫn với dân Việt, tìm mọi cách xoá bỏ những (5) tập quán lâu đời của người Việt.

B. Tự luận

Câu 1 trang 46 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy trình bày tóm tắt chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc và rút ra nhận xét.

Lời giải:

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam:

- Chính sách cai trị về chính trị:

+ Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

+ Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

+ Xây đắp các thành lũy lớn, bố trí binh lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

- Chính sách cai trị về kinh tế:

+ Bắt người Việt cống nạp sản vật (trầm hương, sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi…).

+ Thiết lập chế độ thuế khóa, lao dịch hà khắc, nặng nề.

+ Nắm độc quyền về sắt và muối.

- Chính sách cai trị về văn hóa:

+ Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, cho ở lẫn với người Việt.

+ Mở lớp dạy chữ Hán; truyền bá văn hóa Hán.

+ Áp dụng luật pháp của người Hán để cai trị người Việt.

+ Bắt người Việt phải tuân theo các phong tục tập quán của người Hán.

* Nhận xét: chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, tham lam và thâm hiểm.

Câu 2 trang 46 sách bài tập Lịch Sử 6: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy thể hiện các biện pháp cai trị về kinh tế, xã hội của chính quyền đô hộ phương Bắc cùng với những chuyển biến về kinh tế -xã hội của người Việt trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc theo gợi ý sau:

Lời giải:

Câu 3 trang 47, 48 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy đọc một số tư liệu khắc hoạ chân dung của các viên quan cai trị đứng đầu các chính quyền đô hộ các cấp của phong kiến phương Bắc dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

Thái thú Tô Định (nhà Hán): “Dùng pháp luật trói buộc... chính sự tham lam tàn bạo”, “thấy tiền thì giương mắt lên”

Thái thú Tôn Tư (nhà Ngô): “Tham bạo, làm hại dân chúng“

Thứ sử Tiêu Tư (nhà Lương): “Tàn bạo khắc nghiệt mất lòng dân”

Đô hộ An Nam Lý Tượng Cổ (nhà Đường): “Tham bạo, hà khắc, mất lòng dân chúng”

Tiết độ sứ Thái Kinh (nhà Đường): “Cai trị làm nhiều điều hà khắc thảm hại. Nhân dân khắp nơi ai cũng ta oán“

(Theo Phan Huy Lê (chủ biên), Lịch Sử Việt Nam, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012)

Câu 3.1. Tính cách và cách thức cai trị của một số viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ các cấp của phong kiến phương Bắc được thể hiện qua những từ/cụm từ nào trong đoạn tư liệu trên.

Câu 3.2. Từ đó chỉ ra điểm giống nhau trong cách thức cai trị của các quan viên đứng đầu chính quyền đô hộ.

Lời giải:

- Trả lời câu 3.1:

- Những từ/cụm từ thể hiện tính cách và cách thức cai trị của một số quan lại đứng đầu chính quyền đô hộ các cấp của phong kiến phương Bắc:

+ Thái thú Tô Định: “tham lam, tàn bạo” “thấy tiền thì giương mắt lên”

+ Thái thú Tôn Tư (nhà Ngô): “tham bạo, làm hại dân chúng”.

+ Thứ sử Tiêu Tư (nhà Lương): “tàn bạo, khắc nghiệt”.

+ Đô hộ An Nam Lý Tượng Cổ (nhà Đường): “tham bạo, hà khắc, mất lòng dân chúng”

+ Tiết độ sứ Thái Kinh (nhà Đường): “hà khắc thảm hại”.

- Trả lời câu 3.2: Điểm giống nhau trong cách thức cai trị của các quan viên đứng đầu chính quyền đô hộ phương Bắc là: đều thể hiện bản chất tham lam, hà khắc, tàn bạo trong cai trị nhân dân ta của các viên quan cai trị phương Bắc.

>> Bài tiếp theo: Giải SBT Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 16

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Lịch sử lớp 6 bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo Lịch sử lớp 6 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lang băm
    Lang băm

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 07/08/23
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 07/08/23
      • Vợ là số 1
        Vợ là số 1

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 07/08/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 6 Kết nối

        Xem thêm