Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8 bài 4
Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong tập bản đồ Lịch sử nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô cùng các bạn học sinh cùng tham khảo tài liệu dưới đây
Bài 1 trang 10 Tập bản đồ Lịch Sử 8: Quan sát hình 24 SGK ,em hãy:
+ Giải thích vì sao giới chủ tư bản lại thích sử dụng lao động trẻ em?
Lời giải:
Vì họ phải trả lương thấp cho lao động trẻ em, bên cạnh đó những lao động này rất biết nghe lời và chưa biết đứng lên đòi quyền lợi cho mình.
+ Nêu cảm xúc của mình về cuộc sống của các giai cấp công dân nửa đầu thế kỉ XIX.
Lời giải:
Các giai cấp công nhân phải chịu cảnh đói khổ, bị bóc lột rất lớn cả về tinh thần và vật chất.
Bài 2 trang 11 Tập bản đồ Lịch Sử 8: Dựa vào kiến thức đã học và nội dung của SGK, em hãy:
+ Điền vào lược đồ trong hình bên tên các địa danh diễn ra phong trào công nhân của các nước Tây Âu trong những năm 1830-1840 ở Tây Âu.
Lời giải:
+ Trình bày các sự kiện chính của phong trào công nhân ở các nước Tây Âu trong những năm 1830-1840:
Lời giải:
- 1831: Công nhân dệt tơ thành phố Li ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- 1844: Công nhân dệt vùn Sơ – lê – din (Đức) khởi nghĩa.
- 1836 – 1857: Phong trào Hiến chương
Bài 3 trang 11 Tập bản đồ Lịch Sử 8: Quan sát 2 bức ảnh dưới đây, em hãy:
+ Điền vào chỗ chấm (…….) ở dưới mỗi bức ảnh năm sinh, năm mất của hai nhân vật lịch sử này.
Lời giải:
+ Trình bày tóm tắt những đóng góp của hai nhân vật trên đối với phong trào công nhân quốc tế.
Lời giải:
- Các Mác và Ăng – ghen đã có công nghiên cứu về mặt lí luận, là động lực thúc đẩy cho phong trào công nhân quốc tế