Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Đất Nước

Giáo án môn Ngữ Văn lớp 12 bài thơ Đất Nước

Đất Nước là một đoạn trích trong "Trường ca Mặt đường khát vọng" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Giáo án bài Đất nước là tài liệu tham khảo hữu ích để các thầy cô giúp học sinh nắm được những nội dung chính của tác phẩm, cùng nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Khoa Điềm dùng trong bài thơ. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.

ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN KHOA ĐIỀM

A. Mục tiêu cần đạt:

  • Kiến thức Qua bài học giúp HS: Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở. Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ.
  • Kĩ năng : Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, sự thể hiện hình tượng đất nước của bài thơ. Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ, chất chính luận và chất trữ tình của bài thơ, về sự thể hiện tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân".
  • Thái độ : Tự nhận thức về tình yêu đất nước của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì chống Mĩ.

B. Chuẩn bị:

  • GV: Soạn bài, chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học.
  • HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

D. Phương pháp:

  • Nêu vấn đề, phát vấn, kết hợp diễn giảng.
  • Hoạt động song phương giữa HS và GV.

E. Tiến trình tổ chức:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Nêu hoàn cảnh sáng tác và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
  • Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

3. Bài mới:

  • Đặt vấn đề: Một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn diện từ cái tôi ý thức của thế hệ những người cầm bút trẻ tuổi giàu tri thức, niềm tin và niềm tự hào dân tộc. Theo đó, đất nước là nơi hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước. Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình - chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian lam sáng tỏ thêm tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân".
  • Nội dung bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY & TRÒ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

?Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung chính nào?
  • GV nhận xét sau đó nhấn mạnh những thông tin chủ yếu về tiểu sử, phong cách thơ.
  • Trữ tình chính luận: thể hiện cảm xúc, tâm trạng riêng về các vấn đề chính trị xã hội bằng một giọng điệu sắc sảo.

?Nêu hoàn cảnh ra đời? Nội dung cơ bản? Nghệ thuật bài thơ?

  • Cảm hứng này được bộc lộ qua cái tôi trữ tình giàu suy tư và ưa phân tích, lí giải, biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng thiết tha.

?Với cảm hứng ấy, nhà thơ đã triển khai đoạn thơ theo trình tự như thế nào?
?Tác giả đã sử dụng những chất liệu văn hoá và lịch sử nào để thể hiện sự cảm nhận về đất nước?

  • Đất nước có từ ngày tháng năm cụ thể nào không ai rõ, chỉ biết có từ ngày xửa ngày xưa, tuổi ấu thơ của lịch sử loài người.

I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả:
a. Tiểu sử:
  • Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
  • Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
b. Phong cách sáng tác:
  • Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén.
  • Giọng thơ trữ tình chính luận.

2. Bài thơ:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn thành ở chiến khu Trị -Thiên 1971 .
b. Nội dung: Thức tỉnh tuổi trẻ đô thi vùng tạm chiếm miền Nam.
c. Nghệ thuật: Mang đậm phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Tài liệu cùng chủ đề Đất nước - Ngữ văn 12:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm