Giáo án Công nghệ 6 bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu.

- Kiến thức: Hiểu được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

- Kĩ năng: Biết cần làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và vận dụng vào thực hiện trong cuộc sống.

- Thái độ: Rèn luyện ý thức lao động và trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

- Định hướng năng lực: Rèn năng lực thực hành, giao tiếp,quan sát, hợp tác, tư duy.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh về nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và nhà ở lộn xộn, bừa bộn.

2. Học sinh: Học và đọc trước bài.

III. Quá trình tổ chức các hoạt động.

*Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

? Cần sắp xếp đồ đạc trong gia đình như thế nào cho hợp lí?

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5’

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.

- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

- Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

- Gợi ý tiến trình: GV đặt câu hỏi cho học sinh:

Khi bước chân vào một ngôi nhà tuy giản dị nhưng sạch sẽ, ngăn nắp và vào một ngôi nhà bừa bộn, mất vệ sinh, em có cảm giác như thế nào ?

Nhà ở gọn gàng, sạch sẽ

Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh

- Thoải mái, dễ chịu, có thiện cảm với chủ nhân.......

- Không thoải mái, giảm bớt thiện cảm với chủ nhân…..

*Thực hiện nhiệm vụ

-Hs: trả lời câu hỏi

Gv: theo dõi

*Báo cáo kết quả

Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu Vậy thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và nhà ở sạch sẽ ngăn nắp mang lại cho chúng ta lợi ích gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp…

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I: Tìm hiểu về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp: 15’

Mục tiêu : HS hiểu được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

Nhiệm vụ : HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, trao đổi thảo luận nhóm

Phương thức hoạt động : hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Sản phẩm : nội dung câu trả lời cá nhân của HS, sản phẩm của nhóm ghi vào phiếu học tập

Gợi ý tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu 1 số hình ảnh trong và ngoài nhà gọn gàng, 1 số bừa bộn, bẩn thỉu

- Em có nhận xét gì về sự đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp của nhà ở trong các hình ảnh này?

- GV nêu vấn đề thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?

GV chiếu hình 2.8. Yêu cầu HS đọc quan sát hình hoạt động nhóm 8 phút : nêu nhận xét ngoài nhà và trong nhà qua hình 2.8?

*Thực hiện nhiệm vụ

-Hs: trả lời câu hỏi

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. Yêu cầu nêu được:

- Ngoài nhà: + Sân sạch sẽ, không có rác, không có lá rụng, có cây cảnh nhìn quang đãng.

+ Đồ đạc, cây cảnh được sắp xếp đẹp mắt.

- Trong nhà: + Chăn màn, giường ngủ được gấp gọn gàng và được sắp xếp vào một chỗ.

+ Dép guốc để gọn cùng chiều phía dưới giường.

+ Bàn học kê sát giá sách và sách vở được xếp ngay ngắn trên bàn, trên giá sách..

+ Lọ hoa được chăm chút, quả tươi được đặt trong đĩa.

-HS liên hệ thực tế lấy ví dụ.

- Lấy ví dụ cụ thể về chỗ ăn, ngủ, bếp của gia đình các em ?

- Nêu những suy nghĩ của mình về sự sạch sẽ, ngăn nắp ?

- GV bổ sung và kết luận

- GV chiếu hình 2.9, yêu cầu HS quan sát hình 2.9 nêu nhận xét ngoài nhà và trong nhà qua hình 2.9?

- GV phát phiếu học tập yêu cầu trong thời gian 5 phút hoàn thành phiếu

- Đại diện nhóm trả lời -> Nhóm khác nhận xét, bổ sung- > GV thu phiếu nhận xét -> chốt.

_ Ngoài nhà: Đồ đạc để bừa bãi lộn xộn, ngổn ngang.

-Trong nhà: Chăn màn, quần áo để bừa bãi, phòng lộn xộn nhiều giấy rác...

*Báo cáo kết quả

Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

HOẠT ĐỘNG 2: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp: 15’

1. Mục tiêu: Biết được sự cần thiết của việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp. Các công việc để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp

2. Phương thức: Hđ cá nhân.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS đọc mục II SGK -> Hoạt động cá nhân trả lời-> Nhận xét-> Bổ sung.

- Nhà ở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nhưng có thể trở nên lộn xộn thiếu vệ sinh. Vì sao?

- Thiên nhiên, môi trường và con người đã ảnh hưởng như thế nào đến nhà ở?

- Vậy chúng ta phải làm gì để nhà ở luôn sạch, gọn?

- GV cho Hs phân tích qua một số ví dụ như VD về hoạt động nấu ăn: Khi sơ chế TĂ tạo ra rác: vỏ, lá cây già... xoong nồi khi nấu xong, bát đĩa sau khi sử dụng....

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 5 phút tổng kết về lợi ích của nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

*Thực hiện nhiệm vụ

-Hs: trả lời câu hỏi

-Do thiên nhiên, môi trường và hoạt động hàng ngày của con người

- Do thiên nhiên, môi trường: Mưa, gió, bụi bẩn, bão, lũ....

- Hoạt động hàng ngày của con người: Sử dụng đồ đạc tạo ra rác.....)

Gv: theo dõi

*Báo cáo kết quả

Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

I. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Môi trường sống sạch sẽ.

- Có sự chăm sóc của con người.

 

KL: Nhà có môi trường sống luôn sạch, đẹp và thuận tiện, khẳng định có sự chăm sóc và giữ gìn bởi bàn tay của con người.

 

 

* Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.

=> Cảm giác khó chịu, tìm kiếm vật gì cũng khó khăn, mất thời gian, nơi ở như ngôi nhà vô chủ

Ở như vậy dễ bị đau ốm do môi trường bị ô nhiễm làm môi trường ở xấu đi , đồ đạc dễ bị hỏng.

Đánh giá chủ nhân ngôi nhà rất luộm thuộm...

II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

1.Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?

 

 

 

 

 

 

 

=> Làm nhà cửa bị bụi bẩn...

=> Phải thường xuyên lau, chùi, quét dọn, sắp xếp đồ đạc vào đúng vị trí.... để giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

 

 

 

 

 

 

KL: Làm cho ngôi nhà đẹp đẽ và ấm cúng. Đảm bảo sức khỏe cho con người. Tiết kiệm thời gian, sức lực trong công việc gia đình. Do vậy cần thường xuyên giữ gìn nhà ở sạch, gọn, đẹp.

2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

a. Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt như thế nào?

 

 

Cần có nếp sống sinh hoạt sạch sẽ, ngăn nắp, giữ vệ sinh cá nhân gọn gàng, đồ dùng xong để đúng nơi quy định

 

b. Cần làm những công việc gì?

Quét nhà, lau nhà, dọn dẹp đồ đạc của cá nhân, của gia đình, làm sạch khu bếp, khu vệ sinh

C. Hoạt động luyện tập: 5’

1. Mục tiêu: nắm vững được vai trò của các chất dinh dưỡng để làm bài tập

2 .Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

Điều quan trọng nhất các em học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng mà em chưa được giải đáp? Em muốn giải đáp ngay?

HS suy nghĩ và viết ra giấy, mỗi học sinh trình bày trước lớp 1 phút về những điều các em đã được học và những câu hỏi mà em muốn giải đáp.

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được khái niệm nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
  • Biết giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

2. Kĩ năng: Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân sạch sẽ, gọn gàng

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh và dọn dẹp nhà thường xuyên

4.Tích hợp bảo vệ môi trường: Biết giữ gìn nhà ở sạch đẹp ngăn nắp, bảo vệ môi trường sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, hình 2.8 và 2.9 SGK, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài 10

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp học:

Lớp 6A1………………………………………………………………….

Lớp 6A2………………………………………………………………….

Lớp 6A3………………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào tiết học

3. Bài mới: (40 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Khi bước vào một ngôi nhà, tuy đơn giản mà sạch sẽ, ngăn nắp và vào một ngôi nhà bừa bộn, mất vệ sinh em có cảm giác như thế nào?

HS: Vào một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu còn vào căn nhà lộn xộn, bừa bãi sẽ cảm thấy không thoải mái. Vậy làm thế nào để nhà ở luôn sạch sẽ ngăn nắp chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay

b. Các hoạt động dạy và học: (39 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (15 phút)

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2.8 và nêu nhận xét (Ngoài nhà và trong nhà)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát hình 2.9 và nêu nhận xét

 

 

- Quan sát hình 2.8 và nhận xét

+ Ngoài nhà: Sân sạch sẽ, không có rác, không có lá rụng. Đồ đạc, cây cảnh được sắp xếp, sạch sẽ, ngăn nắp

+ Trong nhà: Chăn màn gấp gọn gàng. Dép guốc để cùng chiều với giường. Sách vở được xếp ngay ngắn trên bàn. Lọ hoa được chăm chút, quả tươi được đặt trong đĩa…

- Quan sát hình 2.9 và nhận xét

+ Ngoài nhà:

- Đồ dùng để ngổn ngang...

- Sân vườn bẩn, rác, lá rụng…

- Đường đi vướng víu.

Môi trường sống bị ô nhiễm.

+ Trong nhà:

- Chăn màn, guốc dép, sách vở, quần áo … vứt bừa bãi. Phòng lộn xộn.

I. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

a. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

- Ngoài nhà: không có rác, lá rụng (có bồn rác)

- Trong nhà: các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, xếp ngăn nắp, gọn gàng.

b. Nhà ở lộn xộn thiếu vệ sinh:

- Ngoài nhà: Sân đầy lá rụng, rác, đồ dùng để ngổn ngang.

- Trong nhà: Đồ dùng vứt bừa bãi.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp. (24 phút)

- Hàng ngày trong ngôi nhà của chúng ta diễn ra rất nhiều hoạt động như ăn uống, ngủ, nghỉ, nấu ăn nên nhà không còn sạch và ngăn nắp nữa.

? Nếu không thường xuyên giữ gìn sắp xếp gọn gàng, giữ vệ sinh, nhà ở sẽ như thế nào?

? Ngoài ra thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến nhà ở như thế nào?

? Vậy sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là gì?

 

? Ở nhà em, ai là người làm công việc dọn dẹp nhà cửa và các công việc nội trợ?

+ Đây là công việc phải làm thường xuyên và khá vất vả. Vậy mỗi thành viên tùy theo sức của mình cần đảm nhận 1 phần việc để giúp đỡ gia đình.

? Cần có nếp sống sinh hoạt như thế nào?

? Bản thân em cần làm những công việc gì?

? Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?

 

- Nhà ở sẽ lộn xộn, bừa bãi, mất vệ sinh.

 

- Lá rụng, bụi bặm hoặc phân súc vật.

 

- Để đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian dọn dẹp, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.

- Mẹ, chị, bà, mỗi người làm một việc.

 

- HS: chú ý nghe giảng

 

 

- Nếp sống sạch sẽ ngăn nắp, giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng các đồ vật sau khi sử dụng phải để đúng nơi quy định.

Không vứt rác bừa bãi.

- Tham gia công việc giữ vệ sinh nhà ở quét dọn nhà, xung quanh nhà, lau chùi bàn ghế đồ đạc, đổ rác đúng nơi quy định.

- Nếu làm thường xuyên sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn.

II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

- Để đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian dọn dẹp, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.

- Thường xuyên quét dọn lau chùi sắp xếp đồ đạc đúng vị trí để giữ nhà ở ngăn nắp sạch sẽ.

2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

a. Cần có nếp sống sinh hoạt như thế nào?

- Cần phải vệ sinh cá nhân gấp chăn gối gọn gàng để các vật dụng đúng nơi quy định.

b. Cần làm những công việc gì?

- Hàng ngày: Quét nhà, lau nhà dọn dẹp đồ đạc cá nhân gia đình làm sạch khu bếp, khu vệ sinh.

c. Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên.

Cần có nếp sống sạch sẽ ngăn nắp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, để đúng nơi quy định và phải làm đều đặn, thường xuyên.

4. Củng cố – đánh giá: (2 phút)

  • GV: Nêu những công việc cần làm để giữ nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
  • HS: Đọc phần ghi nhớ SGK

5. Nhận xét – Dặn dò: (2 phút)

  • Học thuộc vở ghi, trả lời câu hỏi SGK
  • Đọc và chuẩn bị trước bài 11

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
8 1.192
Sắp xếp theo

Giáo án Công nghệ lớp 6

Xem thêm