Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 6 bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (Tiết 2) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (Tiết 2) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò của nhà ở đối với con người.

- Kể tên được một số khu vực chính của nhà ở và trình bày được các yêu cầu đối với các khu vực chính của nhà ở.

- Phân biệt được một số kiểu nhà ở thông thường ở nước ta.

2. Kĩ năng:- Biết vận dụng hợp lý sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, góc học tập, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình.

3. Thái độ: Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ

- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:- Sưu tầm các tranh ảnh về nhà ở, máy chiếu; Phiếu học tập

2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

A. Hoạt động khởi động: 5’

1. Mục tiêu: huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

2. Phương thức: Hđ cá nhân.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên chiếu một số hình ảnh về cách sắp xếp đồ đạc hợp lý và không hợp lý?

- Dù nơi ở rộng hay hẹp, nhà nhiều phòng hay ít phòng. Nhà ngói hay nhà tranh… cũng cần phải sắp xếp hợp lí, phù hợp với mọi sinh hoạt của gia đình…

*Thực hiện nhiệm vụ

-Hs : trả lời câu hỏi

Gv : theo dõi

*Báo cáo kết quả

Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Đặt vấn đề: Giờ trước chúng ta đã được phân chia các khu vực sinh hoạt trong gia đình. Nhưng để có thể sắp xếp hợp lí nhất các đồ đạc và dụng cụ trong nhà cần làm thế nào?

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực: 12’

Mục tiêu: HS nắm được sự sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực sao cho hợp lí.

Nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, trao đổi thảo luận nhóm

Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động cá nhân.

Sản phẩm: nội dung câu trả lời cá nhân của HS, sản phẩm của nhóm ghi vào phiếu học tập

Gợi ý tiến trình hoạt động

Gv: yêu cầu hs hđ cá nhân nghiên cứu sgk, tl câu

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK/36 kết hợp quan sát 1 số hình ảnh về cách sắp xếp đồ đạc hợp lý và không hợp lý?

- GV yêu cầu HS đọc, quan sát và suy nghĩ trong thời gian 1 phút tìm hiểu thông tin.

- GV yêu cầu Hs hoạt động cặp đôi trong thời gian 3 phút chọn ra đâu là cách sắp xếp hợp lý và đâu là cách sắp xếp không hợp lý? Vì sao cần sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở?

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS cá nhân nghiên cứu trả lời.

*Báo cáo kết quả

hs trả lời, - GV: Nhận xét -> Chốt lại nội dung chính của mỗi gia đình, sự cần thiết phải bố trí khu vực sinh hoạt.

- GV: ở nhà em khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào? Tại sao lại bố trí như vậy? Em có muốn thay đổi không, trình bày lý do.

HS: Trả lời

- Các hộ gia đình thuộc dân tộc miền núi thường sống ở nhà sàn....... Các hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sống trên thuyền? (Dân tộc: Tiếp khách ->Thờ cúng-> Sinh hoạt chung-> Ngủ, nghỉ đều quanh bếp chính.

- ĐBSCL: Đơn sơ, chật hẹp, chủ yếu chỉ để ngủ còn các sinh hoạt khác thì thiếu thốn…..)

GV: Sự phân chia khu vực cần tính toán hợp lý tùy theo diện tích nhà ở, phù hợp với tính chất, công việc mỗi gia đình cũng như địa phương để đảm bảo cho mọi thành viên sống thoải mái, thuận tiện.

*Đánh giá kết quả

- 1 HS khác nhận xét.

- Gv phân tích thêm GV: Cho học sinh tự sắp xếp đồ dùng học tập trong cặp sách.

HS: Sắp xếp tuần tự

- GV: Đưa tranh vẽ về sự sắp xếp đồ đạc hợp lý

- GV: Kết luận: sắp xếp đồ đạc hợp lí tạo môi trường sống trong nhà ở thoải mái, thuận tiện.

GV giáo dục: không cần nhà ở chúng ta phải to thì mới bố trí hợp lí mà chỉ cần 1 ngôi nhà lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng, bố trí theo từng không gian, vậy là đã rất đẹp. Bản thân chúng ta cần có thói quen ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp.

2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực.

- Cách bố trí đồ đạc cần phải thuận tiện, có tính thẩm mỹ song cũng lưu ý đến sự an toàn và để lau chùi, quét dọn.

.

Hoạt động 2: Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam: 18’

1. Mục tiêu: giúp hs hiểu được cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà ở các khu vực khác nhau

2. Phương thức: hđ nhóm, hđ cá nhân.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, nhóm.

phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

Gv: yêu cầu hs hđ cá nhân nghiên cứu sgk, tl câu

*Chuyển giao nhiệm vụ

Cho học sinh đọc nội dung mục II.3 SGK/36 kết hợp quan sát hình 2.2 suy nghĩ tìm hiểu thông tin chính.

Cho Hs thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu những hiểu biết về nhà ở của địa phương? Đặc điểm địa hình và khí hậu ở đồng bằng sông cửu Long như thế nào? Cách sắp xếp đồ đạc như thế nào? (Nhóm 1)

- Em hãy nêu 1 số loại nhà ở thành phố? (Nhóm 2)

- Em hãy mô tả kiểu nhà ở miền núi? Tại sao lại bố trí như vậy? (Nhóm 3)

? Đặc điểm chung của nhà ở ở nông thôn Bắc bộ, thành phố, ở đồng bằng sông Cửu Long và ở miền núi?

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS cá nhân nghiên cứu trả lời.

*Báo cáo kết quả

Hs trả lời, - GV: Nhận xét -> Chốt lại nội dung chính của mỗi gia đình, sự cần thiết phải bố trí khu vực sinh hoạt.

- GV: ở nhà em khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào? Tại sao lại bố trí như vậy? Em có muốn thay đổi không , trình bày lý do.

HS: Trả lời

- Các hộ gia đình thuộc dân tộc miền núi thường sống ở nhà sàn.......Các hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sống trên thuyền? (Dân tộc: Tiếp khách ->Thờ cúng-> Sinh hoạt chung-> Ngủ, nghỉ đều quanh bếp chính.

- ĐBSCL: Đơn sơ, chật hẹp, chủ yếu chỉ để ngủ còn các sinh hoạt khác thì thiếu thốn…..)

GV: Sự phân chia khu vực cần tính toán hợp lý tuỳ theo diện tích nhà ở, phù hợp với tính chất, công việc mỗi gia đình cũng như địa phương để đảm bảo cho mọi thành viên sống thỏa mái, thuận tiện.

*Đánh giá kết quả

- 1 HS khác nhận xét.

3. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của người Việt Nam.

(Nhóm 1, 2)

a. Nhà ở nông thôn:

- Nhà ở đồng bằng Bắc bộ:Thường có 2 ngôi nhà:

+ Nhà chính

+ Nhà phụ

+ Ngoài ra còn có chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh được đặt ở xa nhà.

- Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long: Nên sử dụng các đồ vật nhẹ có thể gắn kết với nhau tránh thất lạc khi có nước lên.

(Nhóm 3, 4)

b. Nhà ở thành phố, thị xã:

(Nhóm 5, 6)

c. Nhà ở miền núi:

Nhà sàn:

- Phần sàn để ở và sinh hoạt

- Dưới sàn: để dụng cụ lao động.

C. Hoạt động luyện tập: 5’

1. Mục tiêu: nắm vững được vai trò của các chất dinh dưỡng để làm bài tập

2. Phương thức: Hđ cá nhân.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

phiếu học tập nhóm

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.

- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/33.

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU:

Thông qua tiết học này HS phải

1. Kiến thức: Biết sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình

2. Kĩ năng: Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp, sắp xếp đồ đạc hợp lí

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Biết giữ gìn nhà ở sạch đẹp ngăn nắp, bảo vệ môi trường sống

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án và các tài liệu tham khảo liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước phần II.2, III.3 bài 8

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp học:

Lớp 6A1………………………………………………………………….

Lớp 6A2………………………………………………………………….

Lớp 6A3………………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người?

3. Bài mới: (35 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Bố trí các khu vực sinh hoạt và sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lí, mĩ thuật là một trong những yêu cầu của trang trí nhà ở. Vậy sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực của nhà ở như thế nào cho hợp lý chính là nội dung của bài học hôm nay.

b. Các hoạt động dạy và học: (34 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực (20 phút)

GV treo ảnh của một phòng khách chứa quá nhiều đồ đạc và một phòng trang trí vừa đủ, thoáng đãng.

? Em hãy chọn đâu là cách sắp xếp hợp lí và đâu là cách sắp xếp chưa hợp lí?

GV hướng dẫn và dẫn dắt HS đi đến kết luận: sgk.

GV nêu vấn đề để HS thảo luận:

+ Làm thế nào để vẫn sống thoải mái trong nhà ở một phòng?

+ Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý đến vấn đề gì?

- HS: Chú ý quan sát

- HS: Chọn cách sắp xếp hợp lí và giải thích vì đồ đạc cần thiết được sắp xếp hợp lí

- HS: Thảo luận nhóm

- Dùng đồ đạc nhiều công dụng, ghế xếp, bàn gấp, trường kỉ có thể kéo ra thành giường…, gác lửng…

- Chừa lối đi để dễ dàng đi lại, lau chùi, quét dọn…

2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực

- Mỗi khu vực có những đồ đạc cần thiết và được sắp xếp hợp lý, có thẩm mĩ thể hiện được cá tính của chủ nhân sẽ tạo nên sự thoải mái, thuận tiện trong mọi hoạt động hàng ngày.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cách bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của người việt nam (14 phút)

GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.4; 2.5; 2.6 sgk và nêu những hiểu biết về nhà ở của địa phương.

Đại diện nhóm học tập trình bày trước lớp.

GV gọi HS đọc về đặc điểm chung của nhà ở thành phố, miền núi và liên hệ sự đổi mới về điều kiện ở của địa phương mình.

- HS: quan sát tranh và thảo luận những hiểu biết của mình về nhà ở của địa phương.

- Đại diện nhóm học tập trình bày trước lớp những tài liệu, tranh ảnh các em sưu tầm được về nhà ở, trang trí nhà ở.

- Đại diện nhóm HS đọc về đặc điểm chung của nhà ở thành phố, miền núi (sgk)

3. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam:

a. Nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn.

b. Nhà ở miền núi.

4. Củng cố – đánh giá: (2 phút)

  • Hãy nêu cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực của nhà em?

5. Nhận xét – Dặn dò: (2 phút)

  • Về nhà học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
  • Chuẩn bị cho bài sau thực hành

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (Tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm