Giáo án Công nghệ 6 bài 9: Thực hành sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (Tiết 1) theo CV 5512
Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc.com xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 9: Thực hành: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (Tiết 1) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Công nghệ 6 bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (Tiết 2)
Giáo án Công nghệ 6 bài 9: Thực hành: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (Tiết 2)
Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức về sắp xếp các đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
- Kĩ năng: Sắp xếp được đồ đạc trong hình 2.7 SGK và chỗ ở của bản thân và gia đình.
- Thái độ: Hình thành nếp sống ăn ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Định hướng năng lực: Rèn năng lực thực hành, giao tiếp,quan sát, hợp tác, tư duy.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Nội dung thực hành
Học sinh:
- Mẫu mô hình cắt bằng bìa cứng hoặc xốp, mặt bằng phòng ở và đồ đạc, keo dính…
- Dụng cụ: bút, chì, thước, đồ vẽ…
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
*Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
? Nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người, lấy ví dụ?
? Nhà ở được phân chia thành các khu vực như thế nào? Yêu cầu sắp xếp của mỗi khu vực?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5’
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.
- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi
- Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Gợi ý tiến trình: GV đặt câu hỏi cho học sinh:
Phòng ngủ thường có những đồ đạc gì?
HS: …..
Giới thiệu bài mới:
Trong bài trước chúng ta đã được tìm hiểu lí thuyết về sắp xếp, bố trí hợp lí đồ đạc trong gia đình. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức, những hiểu biết đó của mình vào để tự sắp xếp một số đồ đạc trong gia đình một cách hợp lí nhất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Mục tiêu: HS ôn luyện lại các kiến thức về sắp xếp đồ đạc hợp lý, biết sắp xếp các đồ đạc trong từng khu vực sinh hoạt hợp lý.
Nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, trao đổi thảo luận nhóm
Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
Sản phẩm: nội dung câu trả lời cá nhân của HS, sản phẩm của nhóm ghi vào phiếu học tập
Gợi ý tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị. (2’) - gv liệt kê sự chuẩn bị cho hs. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thực hành. (7’) - Yêu cầu hs đọc to nội dung thực hành. - GV yêu cầu hs nhắc lại một những yêu cầu của 1 số khu vực như chỗ ngủ, chỗ làm việc, học tập… - GV hướng dẫn hs cách làm bài thực hành theo các công việc: + Các nhóm thảo luận, dựa vào các kiến thức đã học và thống nhất cách sắp xếp cho hợp lí. + Dán các đồ vật vào các vị trí đã sắp xếp trong căn phòng. + Các nhóm trình bày ý kiến của mình về sự sắp xếp đó, các nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung | - Hs kiểm tra lại sự chuẩn bị của mình. - Đọc nội dung thực hành. - Khu ngủ, nghỉ ngơi cần kín đáo, yên tĩnh; khu làm việc, học tập cần có ánh sáng, nơi để đồ đạc cần thuận tiện, dễ lấy… - HS nghe và nắm rõ nhiệm vụ thực hành. | I. Chuẩn bị. - Giấy, bút, thước, dụng cụ vẽ, keo dán giấy - Sơ đồ phòng 2,5m x 4m thu nhỏ, mẫu (mô hình) một số đồ đạc II. Nội dung thực hành. Giả sử em có một căn phòng riêng 10m2 và một số đồ đạc gồm: 1 giường cá nhân, 1 tủ quần áo, 1 tủ đầu giường, 1 bàn học, 2 ghế, 1 giá sách Em sẽ sắp xếp đồ đạc trong phòng như thế nào để thuận tiện cho sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi?
|
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 23’
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
Nhiệm vụ: HS thực hành yêu cầu của Gv giao cho.
Phương thức hoạt động: HĐ nhóm
Sản phẩm: Sản phẩm của các nhóm học sinh.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
- GV chia nhóm thực hành, giao dụng cụ thực hành cho mỗi nhóm và nêu rõ nhiệm vụ. - GV quan sát, theo dõi, hướng dẫn các nhóm để có kết quả tốt nhất. - Các nhóm trình bày ý tưởng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung chung cho các nhóm và nhấn mạnh cho hs các điều cần chú ý trong quá trình sắp xếp nhà ở. | - HS nhận nhóm, nhận dụng cụ thực hành, và thực hành theo các nhiệm vụ đã được giao. + Thảo luận, đưa ra phương án hợp lí nhất + Trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung lẫn nhau - Lắng nghe và ghi nhớ những nhận xét, rút kinh nghiệm của gv. |
III. Thực hành. - Sắp xếp căn phòng với các đồ đạc đã cho một cách hợp lí nhất. - Trình bày ý tưởng về sự sắp xếp đó.
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG: 5’
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để vận dụng vào thực tế.
Nhiệm vụ: Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho.
Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân
Sản phẩm: Câu trả lời được ghi vào vở.
Gợi ý tiến trình hoạt động
- GV: Phòng khách nhà em thường có những đồ đạc nào, các đồ đạc đó được sắp xếp như nào?
HS trả lời tại lớp.
- GV yêu cầu học sinh về nhà sắp xếp lại đồ đạc trong nhà mình sao cho hợp lý, khoa học.
Giáo án Công nghệ 6
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sắp xếp được đồ đạc hợp lí trong nhà ở hoặc nơi học tập của bản thân
- Quan sát bố trí, sắp xếp được vị trí đồ đạc trong gia đình hoặc nơi học tập hợp lí
2. Kĩ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, sạch sẽ, gọn gàng
3. Thái độ: Có ý thức ăn ở ngăn nắp, gọn gàng
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Cần giữ gìn nơi ở môi trường xung quanh sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10m2 (để làm mẫu)
- Mẫu bìa thu nhỏ hoặc mô hình phòng ở 2,5m x 4m và đồ đạc
- Tranh ảnh về sắp xếp góc học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị giấy bìa để cắt phòng ở và một số đồ đạc theo sơ đồ H.2.7
- Chuẩn bị thức bút chì vẽ, kéo, hồ dán.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp 6A1………………………………………………………………….
Lớp 6A2………………………………………………………………….
Lớp 6A3………………………………………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực hợp lý có ý nghĩa gì?
3. Bài mới: (35 phút)
a. Giới thiệu bài: (1 phút) Bố trí sắp xếp các đồ đạc trong nhà ở hợp lý sẽ giúp cho ta có nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Hôm nay chúng ta sẽ tập sắp xếp các đồ đạc có trong nhà ở 1 phòng.
b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: (3 phút)
Tên thực hành | Vật liệu - dụng cụ | Quy trình thực hành | Kết quả thực hành |
Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong 1 phòng. | - Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10m2 (để làm mẫu) - Mẫu bìa thu nhỏ hoặc mô hình phòng ở 2,5m x 4m và đồ đạc - Chuẩn bị giấy bìa để cắt phòng ở và một số đồ đạc theo sơ đồ H.2.7 - Chuẩn bị thước, bút chì vẽ, kéo, hồ dán. | - GV giới thiệu cách làm. - HS tiến hành thực hành. |
c. Các hoạt động dạy - học: (31 phút)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (10 phút) | |
? Để thực hành sắp xếp đồ đạc ta cần chuẩn bị những gì? GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ – vật liệu của học sinh GV: Nhận xét và rút kinh nghiệm cho sự chuẩn bị dụng cụ – vật liệu cho tiết thực hành sau GV: Phân công nhóm và sắp xếp vị trí thực hành | - HS: Mẫu bìa thu nhỏ hoặc mô hình phòng ở 2,5m x 4m và đồ đạc + Chuẩn bị giấy bìa để cắt phòng ở và một số đồ đạc theo sơ đồ H.2.7 + Chuẩn bị thước, bút chì vẽ, kéo, hồ dán. - HS đặt tất cả dụng cụ – vật liệu đã chuẩn bị lên bàn - HS chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau. - HS: Thực hành theo nhóm |
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành (13 phút) | |
GV: Yêu cầu hs đọc nội dung thực hành GV yêu cầu nhắc lại: Giả sử em có một căn phòng riêng 10m2 và một số đồ đạc gồm: 1 giường cá nhân, 1 tủ quần áo, 1 tủ đầu giường, 1 bàn học, 2 ghế, 1 giá sách. Em sẽ sắp xếp thế nào cho hợp lí? - Gv hướng dẫn hs cách làm bài thực hành theo các công việc: + Các nhóm thảo luận, dựa vào các kiến thức đã học và thống nhất cách sắp xếp cho hợp lí + Dán các đồ vật vào các vị trí đã sắp xếp trong căn phòng - GV: Quan sát, theo dõi, hướng dẫn các nhóm để có kết quả tốt nhất. | - HS: Đọc SGK - HS: Chú ý lắng nghe - HS: Thực hành theo từng bước sự hướng dẫn của giáo viên. + Thảo luận nhóm để thống nhất cách sắp xếp. + Dán các đồ vật vào các vị trí đã sắp xếp trong căn phòng. - HS: Thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên |
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành (8 phút) | |
- GV nhận xét giờ thực hành, sự chuẩn bị của HS, tinh thần làm việc của các nhóm - GV: Lưu ý một số sai xót mà trong quá trình thực hành học sinh hay mắc phải | - HS chú ý lắng nghe để rút kinh nghiệm cho buổi tiếp theo. - HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm |
4. Dọn vệ sinh lớp - dụng cụ thực hành (3 phút)
- Hướng dẫn học sinh vệ sinh lớp học.
5. Nhận xét - dặn dò (2 phút)
- GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc trong giờ thực hành của học sinh
- Các nhóm về hoàn thành bài của nhóm mình để tiết sau trình bày.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 9: Thực hành sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (Tiết 1) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới